Những người mắc bệnh bạch biến sẽ có mảng da nhạt màu hơn so với sắc tố da ở những vùng khác trên cơ thể. Được cho là bệnh lành tính, không lây nhiễm, nhưng nó lại ảnh hưởng khá lớn đến yếu tố thẩm mỹ cũng như tâm lý của người bệnh.
Để giải đáp cho thắc mắc rằng loại bệnh này có nguy hiểm không và cách điều trị là gì, đừng bỏ qua bài viết sau đây nhé!
Bệnh bạch biến là gì
Bạch biến là một loại bệnh về da liễu khá phổ biến hiện nay, trong đó các tế bào sắc tố da sẽ bị phá hủy và từ đó sẽ làm thay đổi màu sắc của da. Bệnh biểu hiện thành từng mảng và những mảng đó sẽ có màu sắc khác biệt so với vùng da xung quanh.
Đặc biệt, người mắc bệnh sẽ hoàn toàn không bị ngứa, không đóng vảy và có giới hạn rõ ràng. Đây là một bệnh lành tính, không lây nhiễm, nhưng sẽ ảnh hưởng nhiều về mặt thẩm mỹ.
Xem thêm:
7 BÁC SĨ CHỮA VIÊM DA DỊ ỨNG GIỎI Ở TP HCM
ĐỊA CHỈ CHỮA BỆNH BẠCH BIẾN TỐT VÀ UY TÍN Ở TPHCM
Nguyên nhân dẫn đến bệnh bạch biến
Hiện tại vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên, y học chỉ chứng minh được rằng bệnh phát sinh do sự suy giảm số lượng và chất lượng của các tế bào sắc tố ở vùng da bị bệnh.
Một số giả thuyết cho rằng, căn bệnh này là do:
- Bệnh tự miễn dịch
- Do yếu tố di truyền
- Có liên quan đến đột biến ở gen HLA DR4, B13 hoặc BW35.
- Một sự kiện kích hoạt, chẳng hạn như căng thẳng, cháy nắng nghiêm trọng hoặc chấn thương da, chẳng hạn như tiếp xúc với hóa chất.
Các kháng thể coi tế bào hắc tố là kháng nguyên và chống lại chúng, phá hủy tế bào hắc tố và giảm sản sinh hắc tố melanin. Khoảng 20-30% bệnh nhân có kháng thể tự chống lại tế bào ở tuyến giáp, thượng thận, sinh dục và gan tụy.
Triệu chứng của bệnh bạch biến
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh bạch biến bao gồm các dấu hiệu sau:
- Da chia thành từng mảng, có màu loang lổ do các tế bào sắc tố da bị mất hoặc ngừng hoạt động. Những vùng da thường xuất hiện các dát hoặc mảng trắng là vùng da hở, dễ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như bàn tay, bàn chân, mặt và môi.
- Làm trắng hoặc bạc sớm tóc trên da đầu, lông mi, lông mày hoặc râu.
- Mất màu ở các mô lót bên trong miệng và mũi.
- Vùng da bị mắc bệnh sẽ vẫn bình thường, không teo, không đóng vảy, cảm giác da vẫn ổn định, không đau, không ngứa hay tê.
Bệnh bạch biến có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi, nhưng thường xuất hiện trước 30 tuổi. Bạch biến thuộc nhóm bệnh mãn tính, nặng lên vào mùa hè và thuyên giảm vào mùa đông.
Biện pháp chẩn đoán bạch biến
Việc chẩn đoán bệnh bạch biến chủ yếu dựa vào tiền sử và các triệu chứng lâm sàng. Khám sức khỏe và thăm hỏi tiền sử bệnh có thể giúp loại trừ một số bệnh lý khác, chẳng hạn như viêm da hoặc bệnh vảy nến. Các bác sĩ sử dụng tia cực tím để chiếu lên da nhằm xác định xem bệnh nhân có bị bạch biến hay không.
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm khác, chẳng hạn như:
- Sinh thiết một mảnh da ở khu vực bị ảnh hưởng.
- Lấy máu để tìm nguyên nhân tự miễn bên dưới, chẳng hạn như thiếu máu hoặc tiểu đường.
Cách điều trị bạch biến
Bạch biến là một bệnh lý da liễu lành tính, không phân biệt giới tính hay độ tuổi, nhưng ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Mặc dù nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được xác định rõ ràng, hiện nay đã có nhiều phương pháp điều trị hỗ trợ giảm triệu chứng, giúp người bệnh cải thiện tâm lý và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp, bao gồm:
Sử dụng công nghệ hiện đại với ánh sáng 308nm KN-5000C/D
Hệ thống quang trị liệu 308nm KN-5000C/D là bước tiến mới nhất trong điều trị các bệnh lý da liễu như bạch biến, bệnh vảy nến và chàm. Công nghệ này sử dụng ánh sáng XeCl Excimer bước sóng đơn 308nm, với các đặc điểm nổi bật:
- Hiệu quả cao: Ánh sáng 308nm kích thích apoptosis tế bào T và thúc đẩy tổng hợp sắc tố melanin, giúp cải thiện sắc tố trên các vùng da bị tổn thương.
- Thời gian điều trị ngắn: Với nguồn sáng tinh khiết, năng lượng cao, công nghệ này giúp giảm số lần điều trị, đem lại hiệu quả nhanh chóng.
- Tính an toàn: Hệ thống chiếu sáng nhắm mục tiêu chính xác, không gây tổn thương cho da khỏe mạnh xung quanh.
- Ít tác dụng phụ: Nhờ thiết kế bộ lọc đặc biệt, ánh sáng đi lạc được loại bỏ, giảm thiểu tối đa các phản ứng bất lợi.
Phương pháp trị liệu bằng ánh sáng 308nm KN-5000C/D hiện được đánh giá là giải pháp tốt nhất để điều trị các bệnh lý rối loạn sắc tố da như bạch biến.
Sử dụng thuốc
Các nhóm thuốc được sử dụng trong việc điều trị bạch biến bao gồm:
- Thuốc tăng độ nhạy cảm với ánh sáng: Một số loại thuốc bôi hoặc uống có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh sáng, kết hợp với liệu pháp bức xạ tia cực tím (UV) bước sóng ngắn hoặc dài. Phương pháp này giúp tái tạo sắc tố da nhưng cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc uống chống nắng: Các vùng da bị tổn thương do bạch biến thường kém bảo vệ trước ánh nắng mặt trời. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc uống chống nắng, kết hợp với kem chống nắng bôi ngoài, để hạn chế tình trạng bắt nắng.
Cấy tế bào sắc tố da
Phương pháp cấy tế bào sắc tố được xem là tiến bộ mới trong điều trị bạch biến. Tuy nhiên, kỹ thuật này đòi hỏi chi phí cao và yêu cầu kỹ thuật phức tạp, nên hiện nay chỉ áp dụng tại một số cơ sở y tế lớn.
Tư vấn tâm lý
Người bệnh bạch biến dễ rơi vào trạng thái tự ti, né tránh giao tiếp, làm giảm chất lượng cuộc sống. Tư vấn tâm lý không chỉ giúp họ hiểu rõ bệnh lý không nguy hiểm đến tính mạng mà còn cải thiện tinh thần, giúp bệnh nhân sống tích cực hơn.
Bệnh bạch biến là căn bệnh về da liễu, lành tính và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và không phân biệt giới tính. Tuy nhiên, nó sẽ ảnh hưởng đến hình thức thẩm mỹ, làm giảm chất lượng đời sống và tinh thần. Bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên về da liễu để có thể hỗ trợ kịp thời, tránh để tình trạng bệnh trở nặng.