Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Cơ sở vật chất hiện đại Cơ sở vật chất hiện đại
Dịch vụ phòng khám riêng tư Dịch vụ phòng khám riêng tư
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

10+ Bài Thuốc Chữa Bệnh Chàm Bằng Đông y và Tây y hiệu quả

THS.BS Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Nguyễn Thùy Ngoan

THS.BS Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Võ Thiên Nhàn

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Bệnh chàm (Eczema) là một trong những căn bệnh liên quan đến yếu tố cơ địa hoặc do tác động của môi trường cho nên được xem là bệnh rất khó chữa. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh chàm. Điều đó càng làm cho nhiều người hoang mang không biết nên lựa chọn loại thuốc nào hiệu quả để điều trị.

Dưới đây là danh sách gợi ý các bài thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông y và Tây y hiệu quả đã được nhiều người tin dùng mà bạn có thể tham khảo.

Xem thêm : TOP 5 BÁC SĨ CHỮA BỆNH CHÀM UY TÍN Ở HCM

TOP 5 ĐỊA CHỈ KHÁM VÀ CHỮA BỆNH CHÀM TỐT VÀ UY TÍN TẠI THÀNH PHỐ HCM

BỆNH CHÀM CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG?

Điều trị bệnh chàm bằng thuốc Tây y

Phương pháp chữa bệnh chàm bằng thuốc Tây được nhiều người lựa chọn bởi hiệu quả nhanh chóng mà nó mang lại. Các loại thuốc Tây thông thường giúp xoa dịu cơn ngứa nhanh và giúp giảm khô da, bong tróc trên da. Chủ yếu được sử dụng theo dạng bôi hoặc uống với 3 dạng chính là thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid hay thuốc kháng histamin.

Dưới đây là các loại thuốc mà bạn có thể dễ tìm mua ở các tiệm thuốc Tây khi được các bác sĩ chỉ định dùng.

Thuốc bôi

Thuốc bôi thường dùng chủ yếu cho người bị chàm giai đoạn mạn tính do dược tính khá mạnh. Người ở thể cấp tính nên cân nhắc khi sử dụng vì sẽ dễ gây phản ứng mạnh.

Thuốc có tác dụng giúp giảm nhanh cơn ngứa, sưng, viêm vùng da. Các loại thuốc bôi thường được dùng như: 

  • Thuốc bôi Eucrisa
  • Thuốc Cetirizine
  • Kem bôi trị bệnh chàm Eucerin Eczema Relief 
  • Thuốc Betamethasone
  • Thuốc bôi trị chàm Salicylic.
Các loại thuốc bôi ngoài da như Silkron (thuốc bảy màu) có thể điều trị triệu chứng chàm hiệu quả

Thuốc uống

Thuốc chống ngứa: Để chống ngứa, nên dùng một trong các thuốc chống dị ứng như sirô phenergan, sirô théralene, chlorpheniramin, cetirizine, thuốc uống Corticosteroid,…

Thuốc chống bội nhiễm: Tùy tình trạng bị viêm, bác sĩ sẽ chọn lựa kháng sinh thích hợp. Trong trường hợp chàm có viêm da mủ, cần điều trị chống bội nhiễm bằng cách cho uống kháng sinh (amoxicilin, chlorpheniramine, cephalosporin…).

Điều trị bệnh chàm bằng các bài thuốc Đông y

Chữa bệnh chàm bằng phương pháp Đông y tuy không mang lại kết quả nhanh như Tây y, tuy nhiên được chứng minh là an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ, do đó được nhiều người tin tưởng dùng. 

Theo quan niệm từ Y học cổ truyền, bệnh chàm được chia thành 2 loại là cấp tính và mạn tính. Nguyên nhân sinh bệnh ở thể cấp tính thường do thấp nhiệt và phong nhiệt, chủ yếu là từ thể phong nhiệt. Còn ở thể mạn tính bệnh do phong nhiệt gây ra làm huyết táo (rối loạn chức năng phủ tạng) hoặc tỳ hư thấp trệ, từ đó tích tụ độc tố trên lớp thượng bì gây khởi ứng phản ứng viêm.

Từ cơ chế sinh bệnh được chẩn đoán, Đông y chú trọng vào việc điều trị triệu chứng và loại bỏ căn nguyên gây bệnh, ngăn chặn tái phát và đáp ứng phù hợp cơ địa của người bệnh. Dưới đây là từng thể bệnh chàm và cách chữa cụ thể bằng phương pháp Y học cổ truyền.

thuốc chữa bệnh chàm bằng Đông y
Chữa chàm bằng thuốc Đông y được nhiều người tin tưởng vì sự an toàn, lành tính

Thể cấp tính

Loại thấp nhiệt:

► Nguyên nhân: xảy ra do phong kết hợp với nhiệt và thấp. Cảm giác ban đầu là da trở nên đỏ, thấy ngứa. Sau một thời gian ngắn bị nổi cục, nổi mụn nước, loét, chảy nước vàng.

► Cách chữa:

  • Bài thuốc 1: Sài đất 100g, bồ công anh 20g, cam thảo đất 20g, cỏ mần trầu 20g, kim ngân hoa 20g, kinh giới 20g, thổ phục linh 20g, ké đầu ngựa 20g. Tất cả đem sắc với 1000ml nước, lấy còn 300ml. 

Trẻ em mỗi lần uống 14 – 20ml, ngày 1 lần; người lớn uống gấp đôi.

  • Bài thuốc 2: Thổ phục linh 16g, hoạt thạch 8g, hoàng bá 12g, hạ khô thảo 12g, nhân trần 20g, kim ngân hoa 16g, khổ sâm 12g, ké đầu ngựa 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Thanh nhiệt hóa thấp thang gia giảm: phục linh, hoàng cầm, hoàng bá, bạch tiễn bì (mỗi vị 12g); hoạt thạch 20g, sinh địa 20g, khổ sâm 12g, đạm trúc diệp 16g, kim ngân hoa 20g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 4: Vị linh thang gia giảm: trư linh 12g,  hậu phác 12g, phục linh 12g, nhân trần 20g, trần bì 8g, trạch tả 16g, bạch tiễn bì 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 5: Tiêu phong đạo xích thang: hoàng bá 12g, sinh địa 16g, phục linh 8g, bạc hà 4g, hoàng liên 12g, ngưu bàng tử 12g, mộc thông 12g, xa tiền 16g,  khổ sâm 12g, bạch tiễn bì 8g, thương truật 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Loại phong nhiệt

► Nguyên nhân: Xảy ra do nhiễm phong, nhiệt từ bên ngoài. Đây được xem là thể bệnh phổ biến nhất của bệnh. Bệnh phát lên với  triệu chứng ồ ạt, xảy ra trên diện rộng và có thể lan ra toàn thân. (da nổi mảng/ đốm đỏ kèm theo mụn nước nhỏ dễ bị vỡ, có dịch khi động vào, ít trợt loét, phù nề).

► Cách chữa: Cần dùng các bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp và sơ phong.

  • Bài thuốc 1: Dùng khổ sâm, ngưu bàng tử, phòng phong, kinh giới, mộc thông (mỗi thứ 12g), sinh địa 16g, thuyền thoái 6g, thạch cao 20g, tri mẫu 8g. Đem các loại tán bột mịn.  Mỗi lần dùng từ 8 – 12g (uống với nước ấm), ngày dùng 2 lần (sáng và tối).
  • Bài thuốc 2: Dùng bạc hà 4g, khổ sâm 12g,, bạch tiễn bì 8g, mộc thông 12g, thương truật 8g, ngưu bàng tử 12g,, hoàng liên 12g, xa tiền 16g, phục linh 8g, sinh địa 16g, hoàng bá 12g, tri mẫu 15g, thạch cao 40g. Đem sắc uống 1 thang/ngày.
  • Bài thuốc 3: Dùng trạch tả và sinh địa mỗi thứ 12, long đởm thảo, xa tiền, hoàng cầm, chi tử, mộc thông, sài hồ mỗi thứ 8g, cam thảo 4g, thuyền thoái 6g đem sắc uống. Mỗi ngày dùng 1 thang đến khi khỏi bệnh.

Thể mạn tính

► Bệnh chàm thể mạn tính thường tái phát dai dẳng nhiều lần trong năm, gây ngứa dữ dội. Triệu chứng thường gặp: Da khô, ngứa, có mụn nước, dày sừng, thường bị ở cổ chân, khuỷu tay, đầu gối,…

► Cách chữa: Khu phong, dưỡng huyết nhuận táo.

  • Bài thuốc 1: Dùng thục địa 16g, khổ sâm 8g, sinh địa 16g, kinh giới 16g, đương quy 12g, bạch thược 12g, thương truật 12g, địa phu tử 12g,  phòng phong 12g, bạch tiễn bì 8g, thuyền thoái 6g. Đem sắc uống mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc 2: Dùng hy thiêm thảo 12g, thương truật 8g, ké đầu ngựa 12g, bạch tiễn bì 12g, phù bình 12g,  hoàng bá 12g, phòng phong 8g, Đem sắc uống ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 3: Tứ vật tiêu phong ẩm gia giảm: Thục địa, sinh địa, kinh giới (mỗi vị 16g); thương truật, đương quy, phòng phong, bạch thược, địa phu tử (mỗi vị 12g); khổ sâm, thuyền thoái 6g, bạch tiễn bì mỗi vị 8g. Tất cả sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bài thuốc 4: Nhị diệu thang gia giảm: hoàng bá, ké đầu ngựa, phù bình, hy thiêm thảo, bạch tiễn bì (mỗi vị 12g); phòng phong 8g, thương truật 8g. Tất cả sắc uống.

Các bài thuốc sử dụng ngoài da

Bên cạnh việc dùng thuốc uống, người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc rửa, ngâm và bôi để cải thiện triệu chứng ở bên ngoài da.

  • Bài thuốc rửa: Dùng lá kinh giới và lá vối tươi (mỗi loại 100g), đem rửa sạch, đun sôi, để nguội rồi rửa lên vùng bị chàm. Ngoài ra có thể giã nát lá trầu không tươi, cho vào nước sôi rồi rửa lên vết viêm. 
  • Bài thuốc ngâm: Dùng ngải cứu 50g, xa sàng tử 20g, vỏ núc nác 50g, kinh giới 10g, phèn xanh 5g. Tất ca mang nấu cùng 3 lít nước, sau đó để nguội bớt rồi ngâm vùng da tổn thương trong khoảng 10 phút. Mỗi ngày ngâm 2 – 3 lần liên tục trong 5 – 7 ngày.
  • Bài thuốc bôi: Dùng nghệ già 20g, vỏ núc nác 40g, một lượng dầu vừng vừa đủ. Đem tán bột các loại rồi hòa với dầu vừng và thoa trực tiếp lên da.
  • Thuốc mỡ bôi da: Chu sa 4g, xuyên huỳnh liên 4g, hồng hoa 4g, hồng đơn 4g. Tất cả đem tán bột, trộn với mỡ trăn và thoa lên vết chàm.

Bệnh chàm (viêm da cơ địa) là một bệnh lý da liễu phức tạp bởi nguyên nhân gây ra thường đa dạng, khó xác định (dị nguyên môi trường, yếu tố cơ địa). Đặc biệt, căn bệnh này không thể tự khỏi mà cần phải điều trị. Có rất nhiều loại thuốc chữa chàm hiện nay, người bệnh cần đến các phòng khám Đông Y, bệnh viện uy tín để được các bác sĩ, thầy thuốc chẩn đoán và đưa ra phương thuốc chữa bệnh phù hợp. Chúc bạn mau chóng tìm được bài thuốc hiệu quả chữa bệnh chàm và khỏi bệnh nhé.

Refer:
http://portal.smu.edu.cn/twh/info/1049/1180.htm

4.5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899