Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN

Bệnh chàm là gì? – Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 1: BS.Nguyễn Thùy Ngoan

BS. Nguyễn Thanh Hậu

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 2: BS.Nguyễn Thanh Hậu

Bệnh chàm (Eczema) là một trong những bệnh ngoài da thường gặp. Bệnh có nhiều loại khác nhau và thường gây ảnh hưởng không ít tới thẩm mỹ và cuộc sống của người bệnh.

Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh lý này để có thể phòng tránh và điều trị dứt điểm, kịp thời.

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm (hay còn gọi là viêm da dị ứng) là một tình trạng khiến da của người bệnh trở nên khô, đỏ, ngứa và nổi mụn. Đây là một trong nhiều loại viêm da . Bệnh chàm làm hỏng chức năng hàng rào bảo vệ da. Việc mất chức năng hàng rào này khiến làn da của bạn trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị nhiễm trùng và khô, nứt nẻ.

Bệnh chàm là căn bệnh viêm da gây ngứa, khô và đóng vảy trên da
Bệnh chàm để lại nhiều phiền toái cho người bệnh

Căn bệnh này thường bắt đầu trong thời kỳ sơ sinh hoặc thời thơ ấu và có thể kéo dài đến tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, bệnh chàm có thể xảy ra ở mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo Hiệp hội Eczema Quốc gia , 10% dân số sẽ phát triển tình trạng này trong suốt cuộc đời của họ.

Những nguyên nhân gây ra bệnh chàm

Nguyên nhân của bệnh chàm đến nay vẫn chưa được khẳng định hoàn toàn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng bệnh chàm xảy ra thường do một số tác nhân chính sau:

► Hệ thống miễn dịch: Chúng bị phản ứng quá mức với các chất gây kích ứng hoặc chất gây dị ứng. Phản ứng thái quá này có thể làm da bạn bị viêm.

► Di truyền của bạn: Bạn có nhiều khả năng bị bệnh chàm nếu trong gia đình có tiền sử bị viêm da hoặc bệnh hen suyễn, hoặc các chất gây dị ứng khác (như là phấn hoa, lông vật nuôi hoặc thức ăn gây kích ứng

► Môi trường xung quanh: Có nhiều dị nguyên trong môi trường như khói thuốc lá, chất gây ô nhiễm không khí, xà phòng, các loại vải len,… hoặc từ độ ẩm thấp (không khí khô) là nguyên nhân làm da bạn bị khô ngứa.

► Tình trạng căng thẳng:  Mức độ căng thẳng của bạn có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh chàm của bạn.. 

► Thiếu hụt protein Filaggrin (protein tổng hợp dạng sợi:  một số người bị bệnh chàm không tạo đủ protein filaggrin. Protein này có nhiệm vụ giúp làn da của bạn luôn được giữ ẩm và khỏe mạnh.

Triệu chứng của bệnh chàm

Bệnh chàm thường xảy ra theo từng đợt “bùng phát”. Bệnh ở thể nặng có thể xảy ra ở các giai đoạn phát kéo dài nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần. Bệnh gây ngứa ở hầu hết các vùng da bị viêm. Cơn ngứa thường bắt đầu xảy ra trước khi phát ban.

9 triệu chứng bệnh chàm thường gặp:

  • Da đỏ bừng
  • Ngứa da
  • Nứt da
  • Da khô, đóng vảy 
  • Có các vết loét hở
  • Dị ứng
  • Bệnh hen suyễn
  • Suy nhược 
  • Mất ngủ

7 loại Bệnh chàm thường gặp

Bệnh chàm có rất nhiều dạng. Dưới đây là một số dạng thường gặp mà mọi người có thể tham khảo: 

 

 

Loại Bệnh Chàm

 

Các triệu chứng thường gặp

Viêm da dị ứng  – Là loại thường gặp nhất của bệnh chàm

 – Da khô, ngứa.

 – Thường phát ban ở đầu gối, da đầu, má hoặc nếp gấp khuỷu tay. 

 – Vết phát ban có thể rỉ chất lỏng và nhiễm trùng nếu gãi.

– Vùng da bị viêm có thể phát ban đổi màu (sáng hoặc tối), hoặc dày hơn lớp da thường.

Viêm da tiếp xúc – Do tiếp xúc với một thứ gì đó gây kích ứng da hoặc gây ra phản ứng dị ứng.

– Da bị đỏ, ngứa hoặc châm chích khi tiếp xúc với dị nguyên gây kích ứng 

– Nổi mề đay

– Nổi mụn nước, sau khi vỡ thì chảy ra và đóng vảy

– Da có thể dày lên và có vảy hoặc sạm.

Viêm da ứ nước – Viêm da ứ nước thường thấy ở cẳng chân và do máu lưu thông kém.

– Chân thường bị sưng, đặc biệt là vào ban ngày.

– Đau khi đi bộ.

Bệnh chàm đồng tiền – Trên vùng da xuất hiện các đốm tròn, dạng đồng xu, màu đỏ.

– Ngứa rất nhiều hoặc đóng vảy.

Viêm da thần kinh – Ngứa ở một vùng da, ban đầu nhẹ và nổi thành cơn, sau thành đợt nặng hơn, nhất là về đêm.

– Da dày hơn bình thường và có vảy.

Chàm tay – Bàn tay bị đỏ, ngứa và khô

– Trên da xuất hiện các vết nứt hoặc mụn nước

Chàm tổ đĩa – Mụn nước nhỏ trên bàn tay và bàn chân, ngón tay, ngón chân, lòng bàn tay và lòng bàn chân

– Mụn nước gây ngứa, đau

– Da co giãn, nứt nẻ, bong tróc

 

Bệnh chàm có lây không?

Câu trả lời là không. Bạn không thể lây bệnh chàm từ ai đó hoặc truyền bệnh cho người khác. Bệnh chàm không phải do da của bạn bị nhiễm trùng hoặc bị lây từ người này sang người khác. Một số người có thể cho rằng bệnh chàm có thể lây vì nó thường có xu hướng lây lan trong gia đình. Tuy nhiên bệnh chàm thường chỉ phát sinh từ một số yếu tố, bao gồm hệ thống miễn dịch, gen, tác nhân môi trường và những nguyên nhân khác khiến hàng rào bảo vệ da của bạn bị lỗi.

Tuy nhiên, bệnh chàm có thể dẫn đến nhiễm trùng da do gãi hoặc nứt. Điều đó có thể phá vỡ hàng rào bảo vệ da của bạn chống lại vi khuẩn và các vi trùng khác.

Cách điều trị bệnh chàm

Hiện không có cách chữa khỏi bệnh chàm. Điều trị tình trạng này nhằm mục đích chữa lành vùng da bị ảnh hưởng và ngăn ngừa bùng phát các triệu chứng.

Các bác sĩ sẽ đưa ra quá trình và phương pháp điều trị dựa trên độ tuổi, các triệu chứng và tình trạng sức khỏe hiện tại của người bệnh. Đối với một số người, bệnh chàm sẽ biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, đối với những người khác, đó là tình trạng suốt đời.

Dưới đây là cách điều trị bằng thuốc làm giảm triệu chứng bệnh mà bạn có thể tham khảo:

Uống không kê đơn (OTC): thuốc kháng histamine có thể làm giảm ngứa. Chúng hoạt động bằng cách ngăn chặn các phản ứng dị ứng do histamine gây ra. Tuy nhiên, chúng có thể gây buồn ngủ nên tốt nhất bạn nên uống khi không cần tỉnh táo.

Những ví dụ bao gồm:

  • cetirizine (Zyrtec )
  • diphenhydramine (Benadryl )
  • fexofenadine (Allegra )
  • loratadine (Claritin )

Các loại kem và thuốc mỡ chứa cortisone (steroid): có chức năng làm giảm ngứa và đóng vảy. Nhưng chúng có thể có tác dụng phụ sau khi sử dụng lâu dài, bao gồm:

Làm mỏng da

Gây kích thích da

Làm đổi màu da

Lưu ý: Steroid hiệu lực thấp, như hydrocortisone , có bán theo đơn và có thể giúp điều trị bệnh chàm nhẹ. Thuốc steroid có hiệu lực cao đối với bệnh chàm vừa hoặc nặng có thể được bác sĩ kê đơn.

Bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid đường uống khi hydrocortisone tại chỗ không có tác dụng. Những thuốc này có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm làm mục xương.

Có thể dùng kem bôi chứa Cortisone để điều trị triệu chứng của bệnh chàm

Kê đơn thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh dạng bôi hoặc uống để điều trị khi vết viêm da bị nhiễm trùng

Dung dịch sát khuẩn: như nước muối sinh lý, thuốc tím pha loãng, Rivanol và dung dịch Yarish. Các loại thuốc này nhằm hỗ trợ sát khuẩn và làm dịu da khi khi da lở loét, chảy dịch.

Ngoài ra, có một số điều bạn có thể làm tại nhà giúp giảm bớt các triệu chứng bệnh chàm, như là: 

  • Sử dụng máy tạo độ ẩm nếu không khí hanh khô khiến da bạn bị khô.
  • Dưỡng ẩm da bằng kem hoặc thuốc mỡ.
  • Giữ nhiệt độ phòng bình thường, tránh tăng giảm đột ngột. Sự thay đổi nhiệt độ hay độ ẩm trong phòng có thể làm khô da.
  • Nên mặc quần áo cotton thay vì len, lụa và các loại vải nhân tạo như polyester vì có thể gây kích ứng da.
  • Dùng xà phòng có chất tẩy nhẹ và giặt sạch quần áo
  • Tránh cọ xát hoặc gãi vào vùng phát ban.
  • Tránh các cảm xúc căng thẳng, lo âu.
  • Các liệu pháp điều trị như châm cứu, bấm huyệt giúp kích thích đúng các huyệt đạo. có thể làm giảm triệu chứng bệnh.
châm cứu chữa bệnh chàm
Châm cứu cũng là một phương pháp điều trị bệnh chàm hiệu quả

Trên đây là một số thông tin tổng hợp về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị bệnh chàm (Eczema) mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể hữu ích với bạn. Để điều trị tốt nhất bệnh Eczema, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và nghe lời khuyên từ các bác sĩ chuyên môn.

Refer:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/eczema/atopic-dermatitis-eczema

https://www.healthline.com/health/eczema#treatment

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899