Giới thiệu về cây
Tên thường gọi: Bá tử nhân, hạt Trắc bá, Trắc bách diệp, Cây bách.
Tên tiếng Trung: Trắc bá tử nhân, Cúc hoa (Hoà Hán Dược Khảo), Bách tử nhân, Bách thật (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển), Bách tử nhân, Bá thực (Đông Dược Học Thiết Yếu).
Tên khoa học: Thujae orietalis Semen
Họ: Thuộc họ Trắc Bách (Cupressaceae).
Đặc điểm
Mô tả thực vật
Bá Tử Nhân là một trong những vị thuốc an thần và chữa nhuận tràng hiệu quả. Cây có độ cao khoảng từ 3-5m, dạng tháp và thân phân nhiều nhánh xếp theo những mặt thẳng đứng làm cho cây có hình dạng vô cùng đặc biệt. Lá mọc đối, dẹt, hình vảy và màu xanh sẫm đẹp mắt. “Quả hình nón” được cấu tạo từ 6-8 vảy dày úp vào nhau. Ở mỗi kẻ vảy sẽ có hạt hình trứng dài hay bầu dục hẹp và có màu nâu sẫm.
Tính vị
Vị ngọt, cay, tính bình.
Mùa hoa
Hoa thường sẽ nở rộ vào tầm tháng 4-5 và mùa quả thường sẽ rơi vào tháng 9-10. Ba tử Nhân thường được trồng làm cảnh ở các công viên, chùa đình.
Phân bố, bộ phận sử dụng
Vị trí địa lý:
Trắc Bách Diệp được trồng phổ biến ở các vùng Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên, Myanmar. Và ở nước ta, cây cũng được trồng rộng rãi khắp các vùng miền, và dùng để làm cảnh hoặc thu hái để làm thuốc.
Phần dùng làm thuốc: Đối với Bá Tử Nhân, bộ phận dùng để làm thuốc là thành phần hạt.
Thu hái, sơ chế
Hạt của cây Trắc bá sẽ được thu hái vào mùa thu đông. Khi thu hái sẽ về đem phơi khô, xát bỏ vỏ ngoài, sau đó lấy nhân phơi khô lại lần nữa. Khi dùng có thể để nguyên hạt hoặc ép bỏ cho bớt dầu.
Hạt Bá Tử Nhân vốn tính nhiều dầu, nên vị thuốc này thường sẽ dễ bị hư hại, ẩm ướt, mối mọt. Cần cất giữ ở nơi khô ráo, thoáng mát cũng như phải kiểm tra thường xuyên để kịp thời phát hiện nếu thuốc bị hư hại.
Thành phần hóa học
Trong Bá Tử Nhân có 1 số hoạt chất chính: Saponin, Benzine. Trong hạt có chứa chất béo và Saponozit.
Công dụng chữa bệnh của Bá Tử Nhân
Trong y học cổ truyền, trắc bách diệp có công dụng an thần, cầm máu, lương huyết. Chủ trị với nhiều căn bệnh khác bao gồm:
- Dưỡng tâm, an thần, nhuận trường.
- Cầm mồ hôi. Đồng thời có tác dụng nhuận táo, thông tiện.
- Trị mất ngủ, hồi hộp, táo bón, mồ hôi trộm.
- Chảy máu chân răng
- Nôn ra máu
- Bệnh trĩ
- Băng huyết
- Viêm thận
Theo nghiên cứu hiện đại:
- Khả năng đông máu nhanh hơn.
- Dùng phần lắng đọng của nước sắc trắc bách diệp với rượu có tác động lên trung khu thần kinh và giảm ho rõ rệt.
- Có tác dụng gây mê tốt hơn trên súc vật được thử nghiệm.
- Khả năng ức chế đối với một số loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, virus cúm.
Liều lượng và cách sử dụng
Liều lượng: Bá Tử Nhân có thể dùng được 4-12g/ngày.
Cách dùng: Hạt Bá Trắc đem đi tẩm rượu phơi khô, giã ra, sàng sạch vỏ và hạt, sau đó cất đi dùng dần.
Các bài thuốc chữa bệnh từ Cây Bá Tử Nhân
Trị tâm huyết bất túc, tinh thần hốt hoảng, mất ngủ, mộng mị, hồi hộp sợ sệt, giảm trí nhớ
Nguyên liệu: Bá tử nhân 20gr, Thục địa 20g, Mạch môn, Câu kỷ tử, Đương quy, Phục thần, Huyền sâm (mỗi thứ 12g), Xương bồ, Cam thảo (mỗi thứ 4g).
Cách làm: Đem tất cả nguyên liệu tán nhỏ, trộn đều, luyện mật làm viên, uống với nước Đăng tâm thảo vào sáng sớm và buổi tối. Hoặc cũng có thể sắc từng lát mỏng rồi uống.
Trị động kinh, trẻ con hay khóc đêm, bụng đầy, tiêu phân xanh
Nguyên liệu: Bá Tử Nhân khoảng 3-20g.
Cách làm: Tán bột, sau đó trộn với nước cơm rồi uống.
Trị mất ngủ, tóc rụng do thần kinh suy nhược
Nguyên liệu: Bá tử nhân, đương quy mỗi thứ 40g.
Cách làm: Tán bột, luyện mật làm viên, mỗi lần uống 12g, ngày 2 lần.
Trị mồ hôi ra nhiều do âm hư
Nguyên liệu: Bách tử nhân 16g, Hạ khúc, Mẫu lệ, Đảng sâm, Ma hoàng căn, Bạch truật mỗi thứ 12g, Ngũ vị tử 8g, Mạch nhu (Trấu, vỏ hạt lúa tiểu mạch) 16g.
Cách làm: Tán bột, trộn với Táo nhục làm viên, hoặc có thể sắc mỏng để uống.
Trị bệnh ngoài da
Nguyên liệu: Trắc Bá Diệp (20g), Địa Long (20g), Hoàng Liên (25g), Địa Hoàng (25g), Hùng Hoàng (15g), Khinh Phấn (6g), Tùng Hương (6g).
Cách làm: Đem tất cả các vị thuốc đã chuẩn bị bên trên tán thành bột mịn, trộn đều với dầu thơm, ngày bôi 1 lần để trị bệnh zona, lở loét chảy nước vàng. Thực hiện bài thuốc trên trung bình 3 – 7 ngày sẽ khỏi.
Trị ho gà
Nguyên liệu: Trắc Bá Diệp tươi (30g bao gồm cả nhanh),
Cách làm: Sắc với nước còn 100ml nước thì cho thêm 20ml mật ong vào. Với trẻ dưới 2 tuổi thì mỗi lần uống từ 15 – 30ml và 3 ngày uống 1 lần.
Trị quai bị
Nguyên liệu: Trắc Bá Diệp (200g – 300g).
Cách làm: Đem nguyên liệu đi rửa sạch, giã mát rồi thêm lòng trứng gà vào, trộn đều rồi đắp lên vùng đau 7-8 lần/ngày. Thông thường, trong 1 ngày sẽ thấy vùng bị sưng được xẹp xuống.
Trị nôn ra máu
Nguyên liệu: Trắc Bá Diệp (12g), gừng khô (6g), lá ngải khô (6g).
Cách làm: Sắc uống.
Các lưu ý và kiêng kỵ khi sử dụng Bá Tử Nhân
- Tham khảo ý kiến thầy thuốc, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bá tử nhân điều trị bệnh tại nhà.
- Không dùng thuốc cho người có nhiều đờm, tiêu chảy nhiều lần trong ngày hoặc bị dị ứng với các thành phần hóa học của vị thuốc.
- Bệnh nhân thể hàn thận trọng khi dùng.
- Nghe theo lời bác sĩ chuyên môn, sử dụng thuốc đúng liều lượng và kiên trì để mau thấy được hiệu quả tích cực.
Refer
https://www.meso.it/old.tcmwiki.com/wiki/%E6%9F%8F%E5%AD%90%E4%BB%81.html
https://www.wiki8.cn/baiziren_23486/
https://www.kuthmall.com/product/bai-zi-ren%E6%9F%8F%E5%AD%90%E4%BB%81-platycladi-semen