Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN

Ba Kích Thiên

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 1: BS.Nguyễn Thùy Ngoan

BS. Nguyễn Thanh Hậu

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 2: BS.Nguyễn Thanh Hậu

Giới thiệu chung về cây Ba Kích Thiên

Tên gọi

Tên thường gọi: Ba kích, Bất điêu thảo, Ba cức, Diệp liễu thảo, Đan điền lâm vü, Lão thử thích căn, Nữ bản, Kê nhãn đằng, Đường đằng, Tam giác đằng, Hắc đằng cổ, Kê trường phong (Trung Dược Chí), Tam mạn thảo, Thỏ tử trường, Dây ruột gà (Việt Nam).

Tên khoa học: Morinda officinalis How.

Họ: Họ Cà Phê (Rubiaceae).

cay ba kich la gi
Nguồn: Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Mô tả đặc điểm

  • Cây ba kích là loài cây sống lâu năm, thân thảo, dây leo bằng thân quấn. Phần thân non có màu tím. Cành non, lá cây mọc đối xứng, hình mác hoặc đôi khi là bầu dục, thuôn nhọn, cứng. Lá dài trung bình 6-14cm, rộng 2,5-6cm, có màu xanh lục lúc còn non, chuyển sang trắng móc khi già. 
  • Cây có hoa nhỏ, màu trắng khi còn non và chuyển vàng lúc già. Hoa tập trung thành tán ở đầu cành, dài 0,3-1,5cm, đài hoa hình chén hoặc hình ống gồm những lá đài nhỏ phát triển không đều. Quả của cây Ba kích có hình cầu, khi chín thì màu đỏ, rời nhau hoặc dính thành khối. 
  • Phần rễ cây là phần chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, được dùng làm thuốc. Vỏ rễ bên ngoài màu nâu nhạt hoặc hồng nhạt, có vân dọc. Thịt bên trong có màu hồng hoặc tím, vị ngọt thanh.

Ba kích có hai loại với những đặc điểm khác nhau

Ba kích trắng: chiếm khoảng 80-90% trong tự nhiên. Đặc điểm là vỏ vàng nhạt, thịt màu trắng và khi ngâm rượu thuốc sẽ có màu tím nhạt.

Ba kích tím: loại này hiếm hơn, chiếm từ 10-20%. Vỏ màu vàng sậm, thịt bên trong màu tím sẫm nên khi ngâm rượu sẽ cho ra màu tím đậm.

Vùng phân bổ

Ba Kích là loại cây mọc hoang, có nhiều ở những vùng núi thấp và trung du ở

các tỉnh miền Bắc như là ở Quảng Ninh, Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà Giang, Lạng Sơn,…

Thời gian thu hái

Thời gian thu hoạch: sau 3 năm gieo trồng. Thường rơi vào tháng 10-11.

Hướng dẫn thu hoạch: Dùng cuốc đào quanh gốc rộng, sau đó thu hái phần rễ to, mập, có cùi dày, màu tía (rễ tốt). 

Mùa hoa: tháng 5-6, mùa quả tháng 7-10.

Tính vị

  • Vị cay, hơi ấm (theo Bản Kinh).
  • Vị ngọt, không độc (theo Biệt Lục).
  • Vị đắng (theo Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
  • Vị cay, ngọt, tính ấm (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Vị ngọt, tính ấm (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Vị cay, ngọt, tính hơi ấm (theo Trung Dược Học).
  • Vị ngọt, cay, hơi ấm (theo Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển).

Thành phần hóa học

  • Trong Ba Kích có Gentianine, Carpaine, Choline, Trigonelline, Díogenin, Yamogenin, Gitogenin, Tigogenin, Vitexin, Orientin, Quercetin, Luteolin, Vitamin B1 (Chinese Hebral Medicine). 
  • Morindin, Vitamin C (Trung Dược Học).
  • Rễ chứa Antraglycozid, đường, nhựa, Acid hữu cơ, Phytosterol và ít tinh dầu,
  • Morindin. Rễ tươi có sinh tố C (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
  • Trong Ba kích có Rubiadin, Rubiadin-1-Methylether (Vương Yến Phương – Thực Vật Học Báo 1986, 28 (5): 566). 
  • Palmitic acid, Vitamin C, Nonadecane (Chu Pháp Dữ – Trung Dược Thông Báo q986, 11 (9): 554).
  • 24-Ethylcholesterol (lý Quán – Trung Quốc Trung Dược Tạp Chí 1991, 16 (11): 675

Công dụng của Ba Kích Thiên

Tăng sức đề kháng

Rượu Ba kích (ngâm rễ) có tác dụng giảm áp huyết; giúp ngủ ngon

Tăng khả năng giao hợp, cải thiện tình trạng yếu sinh lý. Tăng cường sức dẻo dai (nhưng không tăng ham muốn). 

Tăng lực, giảm mệt mỏi, giúp ăn ngon, ngủ ngon đối với người già yếu

Giảm đau đối với bệnh nhân bị đau khớp (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).

Trị liệt dương (Bản Kinh).

Trị ho suyễn, chóng mặt, tiêu chảy, ăn ít (Bản Thảo Cầu Nguyên).

Trị thận hư, lưng gối mỏi, tê bại, phong thấp đau nhức, thần kinh suy nhược, liệt dương, di tinh, tảo tinh, tiết tinh, lãnh cảm, mất ngủ (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách)

Bổ thận, tráng dương, cường cân cốt, khứ phong thấp, thần kinh suy nhược, mất ngủ  (Thường Dụng Trung Thảo Dược Thủ Sách – Quảng Châu). 

cong dung cua ba kich thien
Nguồn: Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Liều lượng và cách bào chế

Liều dùng: 6-12g dạng thuốc thang. 

Cách bào chế: Có thể ngâm rượu hoặc nấu thành cao, hoặc hoàn viên, tán…

Rễ cây Ba Kích chữa bệnh thường được cắt thành từng đoạn ngắn, dài trên 5cm, đường kính khoảng 5mm, những lõi nhỏ bên trong có nhiều chỗ đứt để lộ ra.

Các bài thuốc kinh nghiệm chữa bệnh bằng Ba kích thiên

Trị liệt dương, hạ khí

Nguyên liệu: Ba kích thiên, Ngưu tất (sống) mỗi thứ 3kg 

Cách làm: ngâm với 5 đấu rượu, uống (Thiên Kim Phương).

Nguồn: Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Trị phụ nữ tử cung bị lạnh, kinh nguyệt không đều

Nguyên liệu:  Ba kích 20g, Lương khương 20g, Tử kim đằng 640g, Thanh diêm 80g, Nhục quế (bỏ vỏ)160g, Ngô thù du 160g. 

Cách làm: Tán bột. Dùng rượu hồ làm hoàn. Ngày uống 20 hoàn với rượu pha muối nhạt (Ba Kích Hoàn – Cục Phương).

Trị lưng nhức do phong hàn, đi đứng khó khăn

Nguyên liệu: Ba kích 60g, Ngưu tất 120g, Khương hoạt 60g, Quế tâm 60g, Ngũ gia bì 60g, Đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng), Ngü gia bì 60g, Đỗ trọng (bỏ vỏ, sao hơi vàng) 80g, Can khương (bào) 60g.

Cách làm: Tán bột, trộn mật làm hoàn, uống với rượu ấm (Ba Kích Hoàn – Thánh Huệ Phương).

Trị tiểu nhiều

Nguyên liệu: Ích trí nhân, Ba kích thiên (bỏ lõi), 

Cách làm: 2 vị chưng với rượu và muối, Tang phiêu tiêu, Thỏ ty tử (chưng với rượu). Lượng bằng nhau. Tán bột. Dùng rượu chưng hồ làm hoàn to bằng hạt ngô đồng lớn, mỗi lần uống 12 viên với rượu pha muối hoặc sắc thành thang uống với muối ( Kỳ Hiệu Lương Phương).

Trị thận bị hư hàn, lưng và gối đau, xương khớp yếu

Nguyên liệu: Ba kích 30g, Bạch linh 22g, Chỉ xác 22g, Hoàng kz 22g, Lộc nhung 30g, Mẫu đơn 22g, Mộc hương 22g, Ngưu tất 22g, Nhân sâm 22g, Nhục thung dung 30g, Phụ tử 30g, Phúc bồn tử 22g, Quế tâm 22g, Sơn thù 22g, Tân lang 22g, Thạch hộc 30g, Thục địa 30g, Thự dự 22g, Tiên linh tỳ 22g, Trạch tả 22g, Tục đọan 22g Viễn chí 22g, Xà sàng tử 22g. 

Cách làm: Tán bột, hoà mật làm hoàn. Ngày uống 16 – 20g với rượu nóng, lúc đói (Ba Kích Hoàn – Thái Bình Thánh Huệ Phương).

Trị đau nhức tay chân, ăn uống không tiêu, tiểu són, táo bón

Nguyên liệu: Ba kích 30g, Bạch linh 22g, Chỉ xác 22g, Hoàng kz 22g, Lộc nhung 30g, Mẫu đơn 22g, Mộc hương 22g, Ngưu tất 22g, Nhân sâm 22g, Nhục thung dung 30g, Phụ tử 30g, Phúc bồn tử 22g, Quế tâm 22g, Sơn thù 22g, Tân lang 22g, Thạch hộc 30g, Thục địa 30g, Thự dự 22g, Tiên linh tỳ 22g, Trạch tả 22g, Tục đọan 22g Viễn chí 22g, Xà sàng tử 22g. 

Cách làm: Tán bột, hoà mật làm hoàn. Ngày uống 16 – 20g với rượu nóng, lúc đói (Ba Kích Hoàn – Thái Bình Thánh Huệ Phương).

Trị liệt dương

Nguyên liệu: Ba kích 30g, Đỗ trọng 30g, Ích trí nhân 30g, Ngü vị tử 30g, Ngưu tất 30g, Nhục thung dung 60g, Phục linh 30g, Sơn dược 30g, Sơn thù 30g, Thỏ ty tử 30g, Tục đoạn 30g, Viễn chí 30g, Xà sàng tử 30g. 

Cách làm: Tán bột. Luyện mật làm hoàn, ngày uống 12 – 16 g với rượu, lúc đói (Ba Kích Hoàn – Ngự Dược Viện).

Bổ thận, tráng dương, tăng trưởng cơ nhục, dưỡng sắc đẹp

Nguyên liệu: Ba kích (bỏ lõi 60g, Cam cúc hoa 60g, Câu kỷ tử 30g, Phụ tử (chế) 20g, Thục địa 46g, Thục tiêu 30g

Cách làm: Tán bột, cho vào bình, ngâm với 3 lít rượu. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15 – 20ml, lúc đói (Ba Kích Thục Địa Tửu – Nghiệm Phương)

Trị phong thấp đau nhức, cước khí, phù

Nguyên liệu: Ba kích, Đỗ trọng, Ngưu tất, Tục đoạn mỗi loại 12g, Tang ký sinh 10g, Sơn thù nhục 8g, Hoài sơn 16g. 

Cách làm: Sắc uống (Ba Kích Khu Tý Thang – Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).

Trị huyết áp cao thời kỳ tiền mãn kinh

Nguyên liệu: Ba kích thiên, Tiên mao, Hoàng bá, Dâm dương hoắc, Tri mẫu, Đương quy, mỗi thứ 20 – 28g

Cách làm: sắc uống (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Nguồn: Sưu tầm

Những lưu ý và kiêng kỵ khi dùng Ba Kích Thiên

Những đối tượng không nên dùng Ba kích

Đàn ông khó xuất tinh hoặc tinh trùng yếu

Người có tiền sử bệnh tim

Người bị xơ gan, suy thận mãn tính

Người có bệnh về tiêu hóa và bệnh về mắt

Người có mẫn cảm với các thành phần có trong Ba Kích

Người có huyết áp thấp (do Ba Kích làm hạ huyết áp)

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú và trẻ em

Người bị tiểu buốt, khó tiểu

Người chuẩn bị làm phẫu thuật

Nguồn: Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Lưu ý khi sử dụng Ba kích

Như đã thấy, Ba Kích Thiên có nhiều công dụng chữa các loại bệnh. Tuy nhiên, để sử dụng vị thuốc này một cách có hiệu quả tối ưu nhất, bệnh nhân nên chủ động thăm khám ở các bệnh viện, phòng khám Đông Y uy tín để tham khảo ý kiến và được các bác sĩ, thầy thuốc tư vấn dùng thuốc đúng cách. 

Lưu ý:

Những người bệnh âm hư hỏa vượng, táo bón, tiểu đỏ không dùng. Ngoài ra, người đang bị miệng đắng, mắt mờ, mắt đau, bệnh tim tuyệt đối không nên làm.

Refer

https://www.sciencedirect.com/science/article/abs/pii/S0378874117327265#:~:text=Morinda%20officinalis%20How.%20has%20long,et%20al.%2C%202015).

https://www.oatext.com/progress-of-the-components-and-biological-activities-of-morinda-officinalis-how.php

5/5 - (3 bình chọn)
Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899