Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Cơ sở vật chất hiện đại Cơ sở vật chất hiện đại
Dịch vụ phòng khám riêng tư Dịch vụ phòng khám riêng tư
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

Người bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

THS.BS Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Nguyễn Thùy Ngoan

THS.BS Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Võ Thiên Nhàn

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Xã hội phát triển kéo theo nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống khiến nhiều người dễ rơi vào tình trạng suy nhược cơ thể. Một trong những cách chữa suy nhược cơ thể mà nhiều người vẫn thường lựa chọn đó là truyền nước. Thế nhưng, câu hỏi “bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?” còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau mà người bệnh nên tìm hiểu trước khi thực hiện.

Theo các bác sĩ, chỉ những bệnh nhân suy nhược nặng mãn tính, không thể ăn uống, sút cân nhanh hay không còn tỉnh táo thì mới nên truyền dịch. Người bị suy nhược nhẹ thì không quá cần thiết để truyền nước.

bi suy nhuoc co the co nen truyen nuoc khong?
Nguồn: Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn

Dấu hiệu của người bị nhược cơ thể là gì?

Suy nhược cơ thể khiến người bệnh luôn cảm thấy tinh thần mệt mỏi, uể oải, ăn uống không ngon, cạn kiệt năng lượng. Bệnh thường gặp ở những người thường xuyên làm việc lao lực, quá sức kéo dài hoặc ở những người mắc bệnh mãn tính phải điều trị lâu dài.

Bệnh có khả năng xảy ra ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên theo nhiều thống kê, người từ 20 – 40 có khả năng bị suy nhược cơ thể nhiều hơn do đây là độ tuổi lao động, thường xuyên phải làm việc và đặc biệt hayhay gặp ở phụ nữ hơn nam giới.

Các triệu chứng thường gặp:

  • Cơ thể mệt mỏi, uể oải
  • Da xanh xao, có thể ngất xỉu
  • Đau cơ, đau khớp
  • Nhức đầu, khó tập trung, khó ngủ
  • Ăn không ngon, sút cân
  • Tâm lý bất ổn, hay bi quan, suy nghĩ nhiều, lo âu
  • Gặp các vấn đề tiêu hóa (táo bón, tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi,…)

Khi gặp những dấu hiệu, bạn nên để cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi vì nó báo hiệu sức khỏe của bạn đang giảm sút nghiêm trọng. Nếu cố sức làm việc, các triệu chứng có thể trầm trọng hơn, thậm chí có thể gây ngất xỉu.

suy nhuoc co the
Người đang suy nhược cơ thể nên nghỉ ngơi hợp lí để bệnh mau hồi phục

Người bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Truyền nước là gì?

Trước hết, người bệnh nên biết truyền nước (truyền dịch) là phương pháp dùng kim truyền qua tĩnh mạch để đưa một lượng dịch từ bên ngoài vào cơ thể nhằm cân bằng điện giải, khắc phục sự cố mất nước, bổ sung các dưỡng chất cho cơ thể đang bị thiếu hụt. Từ đó giúp cải thiện các triệu chứng suy nhược mà cơ thể đang gặp phải.

Các dung dịch truyền thường gồm: nước, đường (glucose), vitamin, các chất điện giải (muối khoáng), đạm hoặc chất béo. Mỗi chai dịch có dung tích 500ml, truyền trong khoảng 6 – 8 giờ.

Việc truyền nước được đánh giá có hiệu quả cho những người đang bị thiếu hụt các chất dẫn đến suy nhược, thường kéo dài hơn 24 tiếng sau khi đã cố gắng hết sức. 

truyen nuoc
Chỉ truyền dịch khi cơ thể đang thực sự suy nhược nặng

Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?

Nhiều người vẫn thường thắc mắc “Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?”, câu trả lời là còn phải phụ thuộc vào từng trường hợp. Theo các chuyên gia y tế, chỉ những người mắc phải triệu chứng suy nhược cơ thể nặng hay suy nhược do bệnh lý mãn tính hoặc sau phẫu thuật mới cần thiết truyền nước.

Nên lưu ý rằng, truyền nước chỉ là biện pháp phục hồi sức khỏe tạm thời nhằm hạn chế tối đa tình trạng cơ thể suy kiệt quá mức và không thể đáp ứng với việc điều trị. Liệu pháp này không thể mang đến tác dụng lâu dài cho người bệnh. 

Do đó, đối với những trường hợp suy nhược nhẹ, người bệnh vẫn còn tỉnh táo và ăn uống bình thường thì tốt nhất nên bổ sung các chất dinh dưỡng bằng cách ăn uống các thực phẩm giàu đạm, vitamin, khoáng chất.

Khi nào nên truyền nước?

Hiện nay, có rất nhiều người thường lầm tưởng rằng chỉ cần cơ thể đang gặp phải mệt mỏi, thiếu ngủ, ăn uống kém,… là có thể truyền dịch tại nhà để bổ sung năng lượng. Tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, việc truyền nước cần phải được thông qua sự chỉ định của bác sĩ sau khi đã xem qua bảng xét nghiệm chỉ số nồng độ các chất bị thiếu hụt trong cơ thể bệnh nhân. Từ đó, người bệnh được chỉ định nên thêm đúng liều lượng dịch cần truyền cho thích hợp.

Một số trường hợp nên truyền nước:

Người bị mất nước, rối loạn điện giải do sốt cao

Người bệnh tụt huyết áp nặng, tiêu chảy mạn tính,…

Người bệnh thiết máu trầm trọng

Bị suy dinh dưỡng nặng

Bị ngộ độc thực phẩm

Người trong giai đoạn trước và sau các cuộc phẫu thuật,…

Đối với những trường hợp trên, các bác sĩ có thể chỉ định truyền nước mà không cần chờ kết quả xét nghiệm.

Những đối tượng không nên truyền nước 

Mặc dù đang có dấu hiệu suy nhược nặng, tuy nhiên nhóm đối tượng dưới đây nên cân nhắc trước khi truyền dịch:

  • Người đang choáng váng, chóng mặt không được truyền dịch ngay
  • Bệnh nhân đang có huyết áp không ổn định
  • Bệnh nhi bị viêm phổi không nên truyền nước vì sẽ làm tăng áp lực cho phổi, tim.
  • Sốt do nhiễm trùng không nên truyền dịch vì không có tác dụng mà lại dễ gây nguy cơ biến chứng khác
  • Trẻ em đang bị sốt không được truyền muối, đường vì những chất này đi vào cơ thể sẽ làm tăng áp lực lên sọ, tăng phù não.
  • Người mắc bệnh suy thận cấp và mãn tính, bệnh suy tim, viêm gan nặng,… không nên truyền nước
  • Người vừa tập luyện thể thao bị choáng, đổ nhiều mồ hôi, mất nhiều nước nếu truyền dịch sẽ khiến cơ thể mất cả nước lẫn muối.
  • Những người bị suy thận cấp, suy thận mãn tính, tăng kali huyết, urê huyết, suy tim, toan huyết, suy gan, viêm gan nặng, chấn thương sọ cấp,…không nên truyền dịch.

Ngoài ra, nên thận trọng với bệnh nhân lớn tuổi, có mức độ lọc thận yếu, cũng như bệnh nhân tim mạch hoặc có bệnh lý về não khi truyền dịch chứa chất điện giải.

cac bien chung gap phai khi truyen nuoc
Trẻ em đang sốt cao không nên truyền muối vì dễ gây phù não

Những biến chứng có thể xảy ra khi truyền nước

Trong nhiều trường hợp, khi truyền nước người bệnh có thể gặp phải tình trạng sốc phản vệ (SPV). Tình trạng này có thể xảy ra ngay thời điểm tiêm hoặc sau khi tiêm.

Các biến chứng xảy ra có thể nhẹ hoặc nặng tùy thuộc vào từng mức độ:

  • Trường hợp nhẹ: Bị đau đầu, huyết áp cao, khó thở, nhiễm trùng, sưng phù và tụ máu tại vị trí tiêm hoặc cảm thấy chán ăn do dung mao ruột thoái hóa.
  • Trường hợp nặng: Bị viêm tĩnh mạch, bị phù tim, thận do lượng nước truyền vào quá lớn khiến cơ thể không thể thích nghi được. Đặc biệt, có trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ và tử vong sau khi tự ý truyền đạm.

Một vài lưu ý trong quá trình truyền nước cho người suy nhược cơ thể

Để quá trình truyền nước diễn ra an toàn, hiệu quả cao, người bệnh nên lưu ý một số điều như sau:

➥ Không nên lạm dụng việc truyền dịch nhiều lần vì có thể gây tình trạng phụ thuộc cho những lần suy nhược sau (khó tự hồi phục nếu không truyền dịch)

➥ Chỉ nên truyền nước theo chỉ định và liều lượng của bác sĩ để tránh tai biến

➥ Cần đến những cơ sở y tế đủ điều kiện và có khả năng xử trí những nguy biến do truyền dịch gây nên.

➥ Theo dõi và đảm bảo các yếu tố liều lượng, tốc độ, thời gian, y tá phụ trách truyền cần thường xuyên kiểm tra tình trạng của bệnh nhân.

➥ Khuyến khích bệnh nhân nếu ăn uống được thì nên bổ sung chất thông qua đường ăn uống vì cách này an toàn, tự nhiên hơn so với truyền dịch

➥ Nên cẩn trọng vệ sinh, sát khuẩn kim truyền vì đây là con đường có nguy cơ cao dễ mắc các bệnh lây nhiễm như HIV/AIDS, viêm gan B, C,..

Như vậy, để bảo đảm sự an toàn cho người bệnh, nhất thiết truyền nước phải có chỉ định của bác sĩ. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Bị suy nhược cơ thể có nên truyền nước không?“. Nếu gặp bất cứ triệu chứng của tình trạng suy nhược nặng cần truyền nước, hãy nhanh chống đến các cơ sở y tế uy tín để các bác sĩ có thể theo dõi và chỉ định việc truyền nước thích hợp nhất bạn nhé.

Nguồn tham khảo:

https://my.clevelandclinic.org/health/treatments/21635-iv-fluids

5/5 - (2 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899