Bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản có thể tiến triển nặng và để lại những tổn thương không hồi phục nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, việc nhận biết các triệu chứng trào ngược dạ dày sẽ giúp bạn có phương án thay đổi lối sống và điều trị sớm, hạn chế tổn thương và nâng cao chất lượng cuộc sống.
[tuvan]
Xem thêm
7 Địa chỉ chữa trào ngược dạ dày thực quản uy tín tại TP.HCM và Hà Nội
11 Địa chỉ khám chữa rối loạn tiêu hoá uy tín ở TP.HCM và Hà Nội
8 Phòng khám Đông y TPHCM và Hà Nội mà bạn không nên bỏ qua
Các triệu chứng trào ngược dạ dày điển hình
1.1. Ợ nóng, ợ trớ
Ợ hơi đau thượng vị
Ợ nóng, ợ trớ là triệu chứng trào ngược dạ dày phổ biến nhất, có thể kèm theo ợ chua, ợ hơi. Người bệnh cảm nhận được cảm giác đau, nóng rát sau xương ức, có thể di chuyển lên cổ, thường xảy ra sau ăn hoặc cúi người.
Một dấu hiệu khác của trào ngược dạ dày là ợ chua, ợ hơi thường xuất hiện vào buổi sáng, khi đi ngủ hoặc sau ăn. Khi ợ, người bệnh cảm nhận được vị chua trong miệng.
Ợ trớ có xu hướng xảy ra nhiều và rõ rệt khi bạn gập, cúi người, sau ăn no, uống nhiều nước hoặc khi ngủ khiến người bệnh thức giấc.
1.2. Buồn nôn và nôn ói
Người mắc trào ngược dạ dày thường xuyên gặp triệu buồn nôn hoặc nôn khi ăn quá no. Triệu chứng trào ngược dạ dày này cũng xuất hiện khi người bệnh nằm ngay sau khi ăn. Khi buồn nôn, người bệnh sẽ có cảm giác bị nghẹn thức ăn ở cổ, gây khó chịu.
Buồn nôn do trào ngược dạ dày xuất hiện khi ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn
Buồn nôn và nôn là triệu chứng trào ngược dạ dày dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng bội thực, cũng xuất hiện khi người bệnh ăn quá no gây cảm giác khó chịu và buồn nôn.
1.3. Đắng miệng và hôi miệng – triệu chứng trào ngược dạ dày
Đắng miệng và hôi miệng là triệu chứng trào ngược dạ dày do dịch mật gây ra. Khi acid dạ dày trào ngược lên thực quản thường có lẫn dịch mật nên sẽ gây đắng miệng miệng. Ngoài ra, dạ dày là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn, khi thức ăn đang tiêu hóa dở trong dạ dày và acid dịch vị bị trào ngược lên thực quản, vòm họng và miệng sẽ khiến người bệnh bị hôi miệng.
1.4. Đau tức vùng thượng vị
Đau tức vùng thượng vị là triệu chứng trào ngược dạ dày điển hình khiến người bệnh có cảm giác bị co thắt hoặc đè nén ở ngực. Nguyên nhân là do acid trào ngược lên dạ dày đã kích thích đầu mút các sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản, dẫn đến những cơn đau ở thượng vị. Nghiêm trọng hơn, cơn đau này có thể lan rộng ra cánh tay hoặc lưng.
Đau tức vùng thượng vị là triệu chứng trào ngược dạ dày điển hình
1.5. Miệng tăng tiết nước bọt
Tăng tiết nước bọt là tình trạng nước bọt tiết ra nhiều bất thường. Đây cũng là một triệu chứng trào ngược dạ dày. Đây là phản xạ của cơ thể nhằm trung hòa acid trong dạ dày, khi xảy ra hiện tượng trào ngược acid.
1.6. Khó nuốt, nuốt nghẹn – triệu chứng trào ngược dạ dày giai đoạn tiến triển
Triệu chứng trào ngược dạ dày khó nuốt, nuốt nghẹn thường gặp ở những người mắc trào ngược dạ dày thực quản độ B trở lên. Lúc này, thực quản đã bị tổn thương nhất định khi phải tiếp xúc với acid dạ dày liên tục, dẫn đến sưng tấy, phù nề. Đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh có cảm giác vướng ở cổ, khó nuốt hoặc nuốt nghẹn.
1.7. Khàn giọng và ho
Khi acid dạ dày trào ngược lên quá nhiều cũng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến dây thanh quản của người bệnh. Lúc này, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khó chịu như khàn giọng, ho, khó nói do dây thanh quản bị viêm, phù nề.
Người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khó chịu như khàn giọng, ho, khó nói do trào ngược dạ dày
Bên cạnh các triệu chứng trào ngược dạ dày được nêu trên, người bệnh có thể nhận biết bệnh lý này thông qua những dấu hiệu lâm sàng khác gồm: dễ mắc hoặc dễ tái phát bệnh tai mũi họng, thanh quản, phế quản như viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản…
-
Biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày
Bệnh lý trào ngược dạ dày nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là ung thư biểu mô tuyến thực quản. Cụ thể:
– Viêm thực quản: Thường gặp ở 50% bệnh nhân trào ngược dạ dày. Viêm thực quản được chẩn đoán qua nội soi dạ dày thực quản, bệnh nhân có thể có triệu chứng tương tự trào ngược dạ dày như: ợ nóng, ợ trớ, nghẹn, khó nuốt, tăng tiết nước bọt, đau ngực ….
– Hẹp thực quản: Người bệnh có thể gặp triệu chứng đau ngực, khó nuốt, vướng nghẹn vùng cổ… Trong quá trình trào ngược, acid từ dạ dày trào lên thực quản sẽ ăn mòn lớp niêm mạc dẫn đến viêm thực quản. Nếu tình trạng trào ngược kéo dài và với tần suất cao sẽ khiến thực quản bị tổn thương không thể phục hồi, lâu dần hình thành nên các mô sẹo gây hẹp thực quản.
– Biến chứng thực quản Barrett: Thường gặp ở 8-15% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản kéo dài. Đây là một biến chứng vô cùng nguy hiểm và không có dấu hiệu đặc trưng nào ngoài các triệu chứng trào ngược dạ dày thông thường.
Người bị biến chứng Barrett cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ bởi có nguy cơ phát triển thành ung thư biểu mô tuyến thực quản.
– Ung thư biểu mô tuyến thực quản: Thường gặp ở những bệnh nhân trên 50 tuổi và có khả năng gây tử vong cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Ở giai đoạn đầu, bệnh không có triệu chứng rõ ràng nhưng đến giai đoạn phát triển, người bệnh có thể xuất hiện đau ở xương ức sau, khàn tiếng, sụt cân bất thường, nuốt nghẹn…
-
Chẩn đoán triệu chứng trào ngược dạ dày như thế nào
Để chẩn đoán trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện các phương pháp cận lâm sàng như: nội soi thực quản – dạ dày; chụp X-quang thực quản; đo áp lực nhu động thực quản; đo pH, trở kháng thực quản 24H. Tùy mức độ triệu chứng người bệnh gặp phải mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp.
3.1. Nội soi thực quản – dạ dày
Đây là phương pháp chẩn đoán viêm thực quản, loét, xuất huyết và hẹp thực quản. Thông qua kết quả nội soi, bác sĩ sẽ đánh giá độ dài các vết xước trên niêm mạc, mức độ tổn thương của thực quản.
3.2. Chụp X-Quang thực quản
Chụp X quang thực quản được chỉ định dựa trên triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản lâm sàng, bác sĩ nghi ngờ người bệnh có biến chứng teo hẹp, loét thực quản hoặc thoát vị hoành.
3.3. Đo áp lực nhu động thực quản
Đo áp lực nhu động thực quản dùng để đánh giá chức năng cơ thắt thực quản dưới và các cơ thắt khác của thực quản, thường được chỉ định trước và sau phẫu thuật trào ngược hoặc ở những bệnh nhân trào ngược không đáp ứng điều trị, giúp bác sĩ loại trừ các rối loạn vận động thực quản hiếm gặp.
3.4. Đo pH, trở kháng thực quản 24H
Đo pH +- trở kháng thực quản 24H được xem là tiêu chuẩn chẩn đoán hàng đầu để xác định tình trạng trào ngược dạ dày thực quản ở người bệnh dựa trên số cơn trào ngược acid lên hầu họng trong 24 giờ, pH hầu họng. Công cụ này giúp xác định chính xác trào ngược acid, acid yếu, kiềm dạng dịch hoặc khí dung lên mũi, họng và khí quản.
Trên thực tế, phần lớn các bác sĩ sẽ khai thác bệnh sử của người bệnh và dấu hiệu lâm sàng điển hình như: đau tức ngực, ợ nóng và ợ trớ để xác định được tình trạng trào ngược dạ dày.
Tóm lại, trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa thường gặp ở người lớn và dễ bị nhầm lẫn với hiện tượng sinh lý thông thường. Vì vậy, bạn cần cẩn trọng quan sát sự thay đổi sức khỏe của bản thân, nắm rõ triệu chứng trào ngược dạ dày để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
Nếu đang gặp phải các triệu chứng khó chịu trên mà chưa biết khám ở đâu uy tín thì Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc là một gợi ý dành cho bạn.
Khoa Tiêu hóa – Bệnh viện Quốc tế Vĩnh Phúc là địa chỉ y tế uy tín tại Vĩnh Phúc, cung cấp đa dạng dịch vụ khám và điều trị các bệnh lý về tiêu hóa, trong đó có trào ngược dạ dày thực quản. Bệnh viện quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, cùng với đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, được nhập khẩu từ nước ngoài, nhằm phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.