Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Cơ sở quận 7 Cơ sở quận 7
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

Cây Ba Tiêu (Chuối tiêu)

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 1: BS.Nguyễn Thùy Ngoan

BBS.Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 2: BS.Võ Thiên Nhàn

Cây Ba Tiêu hay còn gọi là cây Chuối tiêu, Chuối già. Đây là loài cây rất dân dã và quen thuộc với người Việt ta, đặc biệt là những ai ở vùng đồng bằng, miền núi và ngoại thành. Sỡ dĩ loài cây này phổ biến như vậy là do đặc tính dễ trồng và nhiều lợi ích mà nó mang lại. Đặc biệt, cây Chuối tiêu còn có công dụng chữa nhiều loại bệnh mà không phải ai cũng biết. Cùng đọc bài viết dưới đây để nắm bắt thêm thông tin hữu ít về loài cây này nhé.

Giới thiệu về cây 

Tên thường gọi: Ba Tiêu, Chuối tiêu (Việt Nam), Ba thư, Bản tiêu, Đởm bình tiêu, Nha tiêu, Vô nhĩ văn tuyết (Hòa hán dược khảo), Cam tiêu (Biệt lục), Thiên thư (Sử ký chú), Ưu đàm hoa (Phạn ngữ),…

Tên khoa học Musa Basloo Sieb. Et Zucc.

Họ: Musaceae.

Cay ba tieu
Cây Ba Tiêu (Chuối tiêu) là loài cây phổ biến ở nước ta

Đặc điểm

Mô tả thực vật

Cây Ba Tiêu là loài cây thân thảo, sống lâu năm. Cây cao trung bình tầm 5-6m, thân tròn, bóng, mềm, có bẹ lá. Cuống cây Chuối Tiêu có hình tròn, ở giữa có khuyết rãnh. Phần lá cây dài và to. Cây có củ chuối là phần sống lâu năm, là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng đồng thời là nơi để rễ, lá, mầm và cuống hoa mọc ra. Quả chuối mọc thành buồng, mỗi buồng có khoảng 6-8 nải, mỗi nải tầm 12 quả chuối. Quả nhỏ, cong như lưỡi liềm, có mùi thơm ngát, khi mới chín vỏ vẫn màu xanh, nhưng chín mùi sẽ chuyển sang vàng.

Tính vị

Vị ngọt, tính rất hàn, không có độc.

Phân bố, bộ phận sử dụng

Vị trí địa lý

Cây Ba Tiêu được trồng phổ biến ở Đông Nam Á như Philippines, Campuchia, Việt Nam… Ở nước ta, Chuối tiêu có 3 giống chính là tiêu lùn, tiêu nhỏ và tiêu cao.

Năng suất thu hoạch có thể đạt mức từ trung bình đến rất cao, thích hợp với những vùng khí hậu có mùa đông lạnh.

Bộ phận sử dụng

Cây Ba tiêu là loài cây có nhiều công dụng và hầu như có thể sử dụng được hết các thành phần của cây từ lá, thân, quả, đến bắp chuối,…

Hầu như ta có thể sử dụng toàn bộ các bộ phận từ cây Ba tiêu

Thành phần hóa học

Trong 100g chuối chứa chất bột đường (27,7g), chất đạm (1,1g), sinh tố C (9mg), B1 (0,03mg), nước (74,1g), B2 (0,04mg), Caroten (359 Unit), Calcium (11mg), Magnesium (42mg), Sắt (0,56mong), 8,6% Fructose, 4,7% Glucose, Kalium (279mg), 13,7% Sarcos.Trong chuối có nhiều Pectin, là 1 Glucid không có giá trị về mặt năng lượng nhưng là chất giúp cho sự tiêu hóa hấp thu tốt, chống nhiễm trùng đường ruột. Chuối cung cấp nhiều năng lượng (trên dưới 100 Calo/100g nạc chuối chín tươi) vì chuối chứa nhiều bột đường nhất (Trái cây và sức khỏe).

Công dụng chữa bệnh của cây Ba Tiêu

  • Thanh Vị hỏa, giải nhiệt độc. trị ho.
  • Trái Ba tiêu chín tươi được coi là thuốc đối với người bị bệnh đường ruột kể cả tiêu chảy, lỵ
  • Vỏ quả chuối chín có vị ngọt, chát, tác dụng sát khuẩn, chỉ tả. 
  • Dịch nhựa từ thân hay củ chuối có tác dụng thanh nhiệt, giải độc.
  • Chữa huyết áp cao
  • Phòng được bệnh rụng tóc.
  • Chuối tiêu chín có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, ăn nhiều chuối sẽ giúp cho da dẻ căng bóng, chắc khỏe. 
  • Quả chuối tiêu tính mát, có công năng tư âm, nhuận tràng, nhuận phế, thanh nhiệt. Dùng cho các trường hợp đại tiện táo, sốt nóng khát nước, mụn nhọt, trĩ xuất huyết, bệnh mạch vành, an thai…
Nguồn: Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Các bài thuốc chữa bệnh từ Cây Ba Tiêu

Thuốc bổ cho người vừa hết bệnh, sút cân, mất ngủ

Nguyên liệu: Chuối tiêu bóc vỏ 15 quả, Lòng đỏ trứng gà luộc 15 cái, Gạo nếp 1kg, men rượu 10 miếng. 

Cách làm: Gạo nếp nấu được cơm, để nguội; Ba tiêu và lòng đỏ trứng gà nghiền nhỏ; Men rượu tán bột. Các thứ trộn đều, cho vào hủ sành ủ thành rượu, sau 20 ngày là có thể dùng, mỗi ngày dùng nửa chén vào lúc đói (Phòng và chữa bệnh bằng món ăn hàng ngày).

Trị hắc lào

Nguyên liệu: Lúc mới phát hiện, lấy quả chuối tiêu xanh

Cách làm: thái thành từng lát mỏng, xát liên tục lên chỗ ngứa (Kinh nghiệm dân gian Việt Nam).

Trị bạch đới

Nguyên liệu: Ba tiêu căn (tươi) 250g, thịt heo 120g.

Cách làm: Hầm cho nhừ, lấy nước uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

Trị phỏng 

Nguyên liệu: Lá chuối tiêu

Cách làm: Sấy khô, tán nhuyễn, trộn với trứng gà, đắp (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

Dùng lá Ba tiêu có thể chữa phỏng hiệu quả

Trị ho, lao phổi

Nguyên liệu: Hoa chuối (tươi) 60g, Phổi heo 250g

Cách làm:  Thêm nước, hầm cho nhừ, ăn cả nước lẫn cái (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

Trị ngực đau thắt (tâm giảo thống)

Nguyên liệu: Hoa chuối tiêu tươi 250g, Tim heo 1 cái.

Cách làm: Thêm nước, hầm cho thật nhừ, ăn (Trung Quốc dân gian bách thảo lương phương).

Trị tai giữa viêm

Nguyên liệu: Dùng nõn chuối tiêu, 1 khúc

Cách làm: Ép lấy nước cốt, nhỏ vào tai. Ngày 2-3 lần (Trung Quốc dân gian bách thảo lương phương).

Trị chứng tiêu khát, họng khô, miệng khát khớp xương phiền nóng

Nguyên liệu: Rễ chuối tiêu tươi 1000g, ngày,2 nát

Cách làm:  ép lấy nước. Mỗi lần uống 20-30ml, ngày uống 2-3 lần (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

Trị huyết áp cao, não xung huyết

Nguyên liệu: Vỏ cây chuối hoặc quả chuối 30-60g

Cách làm: sắc uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

Trị bàng quang viêm, tiểu gắt 

Nguyên liệu: Rễ cây chuối 30g, Hạn liên thảo 30g.

Cách làm: Sắc, chia làm lần uống (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

Trị băng lậu

Nguyên liệu: Ba tiêu căn 250g, Thịt heo nạc 100g

Cách làm:  Nấu nhừ, ăn cả nước lẫn cái (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

Trị thai động không yên

Nguyên liệu: Rễ cây chuối tươi 60g, thịt heo nạc 120g, thêm nước.

Cách làm: Hầm thật nhừ, ăn (Trung quốc dân gian bách thảo lương phương).

Sử dụng rễ cây Ba Tiêu tươi có thể trị động thai

Kinh nghiệm dân gian khi chữa bệnh bằng cây Ba Tiêu

Theo Giáo sư Khamian (Ấn Độ) thì những người bệnh bị loét dạ dày được điều trị bằng quả Ba Tiêu xanh đã cho kết quả rất khả quan. Vì Chuối xanh khi được phơi khô ở nhiệt độ thấp sẽ kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy bên trong dạ dày. Chúng sẽ tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, không những làm cho màng nhầy dày lên đúng mức mà còn có thể hàn gắn nhanh chóng bất cứ chỗ loét nào hiện có. 

Tuy nhiên, không phải tất cả các loại chuối đều cho kết quả như vậy. Chuối chín, được phơi ở nhiệt độ cao không thực sự hiệu quả. Vì thế, số lượng hoạt chất có trong loại chuối phải tùy thuộc vào giai đoạn được hái, tùy thuộc nơi trồng và loại chuối được trồng. (Thông tin khoa học kỹ thuật 424/1988).

Như đã thấy, cây Ba Tiêu (cây Chuối tiêu) là một loài cây phổ biến có nhiều công dụng chữa bệnh mà mọi người có thể tận dụng. Tuy nhiên, còn tùy vào liều lượng và cách dùng để mang lại hiệu quả tối đa từ cây chuối. Muốn thế, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ và các thầy thuốc, bệnh viện, cơ sở Đông y uy tín để nhận được tư vấn đúng cách sử dụng loài cây này.

Refer

https://suckhoedoisong.vn/13-bai-thuoc-chua-benh-tu-cay-chuoi-tieu-169220120140506378.htm

 

5/5 - (3 bình chọn)
Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899