Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN

Ba La Mật

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 1: BS.Nguyễn Thùy Ngoan

BS. Nguyễn Thanh Hậu

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 2: BS.Nguyễn Thanh Hậu

Cây Ba La Mật hay còn gọi là cây Mít, có tên khoa học là Artocarpus heterophyllus. Đây là loại cây ăn quả được trồng nhiều ở nước ta do tính chất dễ trồng và có nhiều công dụng. Người ta có thể sử dụng hầu như toàn bộ thành phần của cây từ thân đến quả, hạt,…

Tuy nhiên, ít người biết rằng Ba La Mật còn là một vị thuốc chữa nhiều loại bệnh vô cùng hiệu quả. Dưới đây là một số thông tin kiến thức về loại cây này mà bạn có thể tìm hiểu qua.

Giới thiệu chung

Tên thường gọi: Ba La Mật, cây Mít, Nãng già kết (Bản thảo cương mục), Ngư đởm tử thảo (Trung quốc cao đẳng thực vật đồ giám), Thiên bà la Vưu chu huyện (Trung quốc thụ mộc phân loại học), Thụ bà la (Quảng châu thực vật chí).

Tên tiếng Trung: 波 羅 蜜

Tên khoa học: Artocarpus Heterophyllus Lam.

Họ: Moraceae.

Mô tả

Ba La Mật là loại cây gỗ,cao từ 10-30m, có nhiều cành nhánh, cành non có lông ở ngọn và vết vòng lá kèm. Lá đơn, phiến lá dày hình xoang, có lông móc dễ rụng, dài khoảng 9-22cm, rộng từ 4-9cm. Mặt trên của lá có màu lục đậm, bóng. Hoa đơn tính. Hoa cái mọc ngay trên thân và cành, dài từ 5-8cm, dày 2-5cm. Hoa đực lá bắc hình khiên, có lông tơ mềm. Quả cây to, hình trái xoan, thuôn, dài tới 60cm, trọng lượng tương đối lớn, nặng từ 5 – 10kg. Vỏ quả màu xanh, có nhiều gai, gai khi chín sẽ thưa dần. Bên trong vỏ quả có nhiều múi thịt, dính trên một đế hoa chung gọi là cùi mít. Thịt mềm màu vàng, có vị ngọt,  thơm ngát, nhiều hạt. Cây Mít có nhiều loại như mít mật, mít dai, mít Thái, mít tố nữ (đặc sản của miền Nam)…Nhiều bộ phận của Cây Mít còn là vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Nguồn: Sưu tầm

Vùng phân bổ

Ba La Mật được trồng phổ biến là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan Philippines… 

Ngày nay, người ta có thể dễ dàng gieo trồng cây mít ở bất kì đâu do đây là loại cây vừa dễ trồng, vừa có nhiều công dụng. Cây Ba La Mật được nhân giống bằng hạt, chiết ghép hoặc nuôi cấy mô. 

Thu hoạch

Ba La Mật ra quả sau ba năm tuổi, quả của nó thường mọc thành chùm, vỏ ngoài có nhiều gai nhọn.

Tính vị, quy kinh

Vị ngọt, thơm, hơi chua, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương Mục).

Vị ngọt, khí thơm, không độc (Nam Dược Thần Hiệu).

Vị ngọt, khí thơm, không độc (Dược Phẩm Vậng Yếu).

Hạt mít, vị ngọt, hơi chua, tính bình, không độc (Bản Thảo Cương Mục).

Nhựa mít vị nhạt, sáp (Quảng Tây Trung Thảo Dược).

Thành phần hóa học

Trong toàn cây và lá, có chất nhựa mủ màu trắng, khô, rất dính. Múi mít khô có chứa  11-15% đường (Fructoza và Glucoza), một ít tinh dầu thơm, 1,60% Protid, 1-2% muối khoáng bao gồm Calci (18mg%), Phospho (25mg%), Sắt (0,4mg%), Caroten (0,4mg%), Vitamin B2 (0,04mg%), Vitamin C (4mg%). Lá mít có chứa chất Cycloheterophyllin. Trong hạt mít có 70% tinh bột, 5,2% Protid, 0,62% chất béo, 1,4% muối khoáng. Ngoài ra, trong hạt mít có chứa chất men ức chế men tiêu hóa, do đó ăn hạt mít dễ bị đầy hơi, trung tiện.

Công dụng của cây Ba La Mật

  • Chỉ khát, giải độc rượu (tỉnh rượu), ích khí (theo Bản Thảo Cương Mục).
  • Chỉ khát, ích khí, trừ phiền, ăn nhẹ mình, no bụng, đẹp da mặt (theo Nam Dược Thần Hiệu).
  • Chỉ khát, ích khí, trừ phiền, giải rượu (theo Dược Phẩm Vậng Yếu).
  • Sinh tân, chỉ khát, vận tiêu hóa (theo Quảng Tây Dược Thực Danh Lục).
  • Lá mít trị lở loét (theo Quảng Tây Dược Thực Danh Lục).
  • Lá mít giã nát, chưng, đắp vào vết thương bị chém (theo Trung Quốc thụ mộc phân loại học).
  • Hạt Ba La Mật có tác dụng ích khí, thông sữa, trị sinh xong ít sữa hoặc sữa không thông (theo Trung Dược Đại Từ Điển).
Cây Ba La Mật có nhiều công dụng chữa bệnh ít ai biết

Các vị thuốc chữa bệnh từ Ba La Mật

 Trị vết thương do kim khí gây nên

Nguyên liệu: một nắm lá Ba La Mật

Cách làm: Đem lá giã nát, chưng và đắp vào vết thương. 

Giải rượu

Nguyên liệu: 30 múi mít chín, đường trắng 300g, chanh tươi 1 quả.

Cách làm: loại bỏ hạt, thái miếng vuông. Cho đường vào cùng 300ml nước, đun sôi, cho mít vào đảo đều. Sau đó vặn lửa nhỏ lại, để sôi lăn tăn, khi mít chín trong, nước đường hơi sánh lại là được. Để mít nguội, đem ướp lạnh. Lúc ăn, vắt chanh vào nước đường còn lại, khuấy đều, tưới lên mít, ăn mát lạnh.

Chữa rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu

Nguyên liệu: Lá mít 20g, 550ml nước

Cách làm: Sao vàng lá mít với nước, nấu đến khi sôi cho nhỏ lửa còn 200ml. Chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liên tiếp 5 ngày. Có thể dùng phối hợp với Nam mộc hương 12g, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30 – 50ml.

roi loan tieu hoa
Cây Ba La Mật có thể chữa rối loạn tiêu hóa rất hiệu quả

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Nguyên liệu: Lá và vỏ mít, mỗi thứ 20g, cùng 550ml.

Cách làm: Đem lá và vỏ mít sắc với nước cho đến khi sôi, sau đó cho nhỏ lửa còn 100ml, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 5 ngày.

Chữa tưa lưỡi cho trẻ em

Nguyên liệu: Lấy 30g lá mít vàng

Cách làm: Rửa sạch lá, đem phơi khô rồi đốt thành than, trộn với mật ong. Lấy hỗn hợp bôi vào chỗ tưa lưỡi. Mỗi ngày làm  2 lần vào sáng, tối trước khi đi ngủ.

Thuốc an thần

Nguyên liệu: Chuẩn bị lá và vỏ mít mỗi thứ 30g, 300ml nước.

Cách làm: Đem lá và vỏ Ba La Mật nấu với 300ml đã chuẩn bị đến khi nước sắc còn 100ml. Chia làm 2 lần uống trong ngày. Mỗi liệu trình 5-7 ngày.

Mụn nhọt sưng đau

Nguyên liệu: Lấy khoảng 40g lá mít tươi

Cách làm: Đem rửa sạch lá sau đó giã nát, đắp lên mụn nhọt đang sưng.

Hỗ trợ sản phụ tiết sữa sau sinh

Cách 1

Nguyên liệu: Dùng lá mít tươi (30-40g/ngày) 

Cách làm: nấu nước uống giúp tiết ra sữa hoặc tăng tiết sữa.

Cách 2

Nguyên liệu: Có thể lấy quả mít non

Cách làm: Đầu tiên gọt vỏ gai, thái lát, sau đó đem xào với thịt heo nạc, nêm vừa vị, ăn chung với cơm. Mỗi lần sử dụng từ 3 -5 ngày.

Dùng bài thuốc này sẽ giúp bổ tỳ, hòa can, thông sữa, tiết sữa. 

Chữa sưng hạch

Nguyên liệu:  nhựa mít

Cách làm: lấy nhựa mít trộn với một ít giấm, bôi nhiều lần vào chỗ hạch cho đến khi tan dần.

Hỗ trợ điều trị hen suyễn

Nguyên liệu: Dùng lá mít, lá mía, than tre với liều lượng bằng nhau

Cách làm: Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Chia ra 3 lần để uống.

Ăn không tiêu, rối loạn tiêu hóa do dùng thức ăn sống lạnh

Nguyên liệu: 20g lá mít 550ml nước sôi

Cách làm: Đem lá sắc chung với nước cho tới khi còn 200ml nước. Chia làm 2 lần  uống trong ngày. Dùng liên tục 5 ngày liền sẽ nhanh hết bệnh.

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong quả Ba La Mật có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và nguồn vitamin C dồi dào hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Nó có khả năng thúc đẩy chức năng của các tế bào máu trắng, giúp chống lại những vi khuẩn gây bệnh.

Dùng Ba La Mật giúp tăng cường sức đề kháng hiệu quả

Những lưu ý khi sử dụng Ba La Mật để chữa bệnh

Tuy Ba La Mật được biết đến với nhiều công dụng kể trên, tuy nhiên một số đối tượng vẫn nên cẩn trọng khi dùng nó bởi có thể gây ảnh hưởng đến bệnh tình và sức khỏe: 

Những người nên hạn chế dùng Ba La Mật

Bệnh gan nhiễm mỡ: Do trong quả chứa nhiều đường Fructoza và Glucoza không tốt cho gan và gây nóng trong người. Đặc biệt lưu ý trường hợp gan nhiễm mỡ có kèm viêm gan nên cẩn trọng khi ăn trái cây có chứa nhiều năng lượng và khó tiêu như mít.

Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường cần phải ăn uống theo chế độ kiêng đường. Tuy nhiên Ba La Mật có chứa nhiều đường fructoza, glucoza nên khi ăn vào, dễ dẫn đến hàm lượng đường trong máu tăng cao, làm trầm trọng bệnh tình..

Bệnh suy thận mãn tính: Ba La Mật còn là loại quả chứa nhiều kali – một chất mà người bệnh suy thận mãn cần tránh. Do khi bị suy thận, người bệnh sẽ bị mất chức năng cân bằng nồng độ kali. Bệnh nhân nên tránh các loại thức ăn giàu kali như Ba La Mật. Nếu dùng quá nhiều sẽ có nguy cơ tử vong do ngừng tim đột ngột.

Bị suy nhược, sức khỏe yếu: Người có sức khỏe yếu khi ăn nhiều mít dễ bị đầy bụng, khó chịu, tim làm việc nhiều, có nguy cơ cao tăng huyết áp.

Ngoài ra, ăn nhiều hạt mít nấu chín dễ làm đầy hơi, no lâu và hay “trung tiện” (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Như đã thấy, Ba La Mật là loài cây quen thuộc đối với người Việt ta. Thế nhưng, bàn về công dụng chữa bệnh thì không phải ai cũng biết.  Những thông tin tham khảo trên dựa trên các tài liệu Y học về công dụng của Ba La Mật. Để sử dụng vị thuốc một cách hiệu quả nhất, người dùng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông Y có trình độ chuyên môn cao về khả năng chữa bệnh của loài cây này.

Refer:

https://www.hindawi.com/journals/ijfs/2019/4327183/

https://www.nparks.gov.sg/florafaunaweb/flora/2/7/2733

 

5/5 - (2 bình chọn)
Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899