Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN

A giao

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 1: BS.Nguyễn Thùy Ngoan

BS. Nguyễn Thanh Hậu

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 2: BS.Nguyễn Thanh Hậu

A giao là một loại thuốc quý có nguồn gốc từ Trung Quốc, được cao chế từ da lừa, hay còn gọi là keo da lừa. Trong Y học cổ truyền, Đây là vị thuốc Đông y bổ dưỡng với công dụng chính là Can, Phế và Thận. Một số các tác dụng chữa bệnh như dưỡng thai, điều kinh, chữa bệnh xương khớp, hô hấp, các bệnh về huyết,… 

cao a giao

1. Một Số Tên gọi Khác

  • Tên thường gọi:  A giao nhân, Bì giao, A tỉnh lư bì giao, A tỉnh giao, Ô giao, Phó tri giao, Phú bồn giao 
  • Tên tiếng Trung: 阿胶
  • Tên khoa học: Colta Asini, Gelantinum Asini, Gelantina Nigra.
  • Họ: họ Ngựa (Equidae).

2. Mô tả dược liệu từ A giao

2.1 A giao là gì?

–  A giao là chế phẩm từ da con lừa được nấu cô đặc thành cao – keo a giao (tên khoa học là EquusAsinus L.)

–  Keo a giao tương đối mềm, thường được làm dưới dạng miếng keo hình chữ nhật, dài khoảng 6cm, rộng 4cm, dày 0,5cm. Mỗi miếng cao nặng tầm 20g, được cắt nhẵn, không quá dày.

– Cao A giao có màu nâu đen, bóng và cứng. Khi được bảo quản với nhiệt độ nóng ẩm, cao thường mềm, dẻo. Còn trong thời tiết khô nó sẽ giòn và dễ vỡ hơn.

– Phân bổ: Chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc. Ở Việt Nam cũng có một vài cơ sở sản xuất. Tuy nhiên nguyên liệu chính chủ yếu là từ da bò, da trâu. (không phải là da lừa như nguyên bản).

Tính vị: 

+ Vị ngọt – tính bình (Bản Kinh).

+ Vị hơi ấm –  không độc (Biệt Lục).

+ Vị nhạt – tính bình (Y Học Khải Nguyên) .

+ Vị ngọt, cay – tính bình (Thang Dịch Bản Thảo).

2.2 Thành phần hóa học của A giao

Theo Trung Dược Đại Từ Điển: Trong A giao chủ yếu là chất keo (Collagen). Khi thủy phân Collagen sẽ cho ra các Axit Amin bao gồm: Lysin 10%, Acginin 7%, Histidin 2%, Xystin 2%, Glycin 2%.

Lượng Nitơ toàn phần là 16.43 – 16.54% , Can xi 0.079 – 0,118%, Sunfua 1,10 – 2,31%, độ tro 0,75 – 1,09% 

Theo Lưu Lương Sơ, Trung Thành Dược Nghiên Cứu 1983: Glycine, Proline, Glutamic acid, Alanine, Arginine, Asparíc acid, Lysine, Phenylalanine, Serine, Histidine, Cysteine, Valine, Methionine, Isoleucine, Leucine, Tyrosine, Trytophan, Hydroxyproline, Threonine.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy nó còn chứa nguyên tố vi lượng gồm magie, kali, kẽm, natri, canxi,…

3. Công dụng của A giao

3.1 Theo Y học cổ truyền

  • Có tác dụng bổ máu, làm mát, an thai, bụng đau, tay chân đau nhức, rong huyết, mất ngủ (Bản Kinh)
  • Dưỡng Can khí, bổ phổi. Trị hư lao, âm khí không đủ, chân đau không đứng được (Biệt Lục).
  • Làm mạnh gân xương, chỉ lỵ (Dược Tính Luận).
  • Trị đại phong (Thiên Kim).
  • Tiêu tích. Trị các chứng phong độc, khớp xương đau nhức, giải độc rượu (Thực Liệu Bản Thảo).
  • Trị các chứng phong, müi chảy nước, nôn ra máu, tiêu ra máu, lỵ ra máu, băng trung, đới hạ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
  • Tư âm, bổ huyết, an thai (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Tư âm, dưỡng huyết, nhuận phế, chỉ huyết (cầm máu), an thai (Trung Quốc Dược Học Đại Tự Điển).

    Nguồn: Phòng khám Đông Y Sài Gòn – (https://dongy.org/)

3.2 Theo Y học hiện đại

  • Tác Dụng Tạo Máu: Trong Y học cổ truyền, Dược Liệu A giao nổi tiếng được dùng điều trị chứng thiếu máu. Hiệu quả của nó đã được chứng minh trong các bệnh thiếu hụt máu bao gồm thiếu sắt, thiếu máu bất sản và giảm tiểu cầu. Nó có thể cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai (khoảng 60%) – thalassemia, mà không ảnh hưởng đến chuyển hóa sắt.
  • Tác Dụng Đối Với Chứng Loạn Dưỡng Cơ Dần Dần: Cho chuột bạch ăn theo 1 chế độ đặc biệt để gây loạn dưỡng cơ dần dần: nhẹ thì què, nặng thì tê liệt không đi đứng được . Sau đó cho ăn dung dịch A giao thì sau hơn 100 ngày, đa số các con vật hết các triệu chứng tê liệt (Trung Dược Đại Từ Điển) 
  • Ảnh Hưởng Chuyển Hoá Đối Với Chất Canxi: sử dụng A giao có thể giúp tăng lượng canxi trong huyết thanh, giữ được sự cân bằng của canxi.
  • Tác Dụng Chống Ngất: Tinh chất A giao chế thành dịch có tác dụng chống chảy máu, ngất. Tiêm 5-6% dung dịch A giao có tác dụng làm cho huyết áp thấp tăng lên (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
  • Tác dụng chuyển hóa tế bào Lympho: A giao có tác dụng chuyển hóa tế bào Lympho. Kết hợp A giao với bài Phúc Phương Nhân Sâm Thanh Phế Thang có tác dụng gia tăng sự chuyển hóa tế bào Lympho ở người bị mụn nhọt, sưng mủ (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).
  • Tác dụng cầm máu: A giao có tác dụng cầm máu nhẹ (do làm tăng Canxi máu, giữ được sự cân bằng của Canxi). Tuy nhiên chỉ hiệu quả với chảy máu nhẹ, không có tác dụng cao đối với chảy máu nặng (Trung Dược Ứng Dụng Lâm Sàng).
  • Tác dụng nhuận trường: Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng.

4. Các Bài thuốc chữa bệnh từ A giao

4.1 Liều dùng

Ngày dùng 6 – 12g (tùy vào từng thể trạng của mỗi người. Sẽ có các chỉ định khác nhau)

4.2  Cách bào chế A giao

Thời gian nấu: đến 3 ngày 3 đêm.

Có thể dùng sống, hoặc sao với bột vỏ sò/ bồ hoàng rồi dùng, hoặc uống với rượu.

4.3 Những bài thuốc dân gian sử dụng A giao

Các bệnh về huyết

 Trị Nôn ra máu không cầm:

  • Nguyên liệu: Phú bồn giao (sao) 80g, Bồ hoàng 40g, Sinh địa 120g. 

Cách dùng: Sắc với 600ml nước còn 200ml, chia làm 2 lần uống (Thiên Kim Dực Phương).

 Trị ho ra máu: 

  • Nguyên liệu: Phú bồn giao (sao) 12g, Mộc hương 4g, Gạo nếp 40g. 
  • Cách dùng: tán bột, ngày uống 3 lần mỗi lần 4g. (Phổ Tế phương).

 Trị có thai ra máu:

Cách 1:

  •  Nguyên liệu: Phú bồn giao sao vàng,tán nhỏ. 
  • Cách dùng: Ngày uống 16g với nước cháo, trước bữa ăn (Thánh Huệ phương) .

Cách 2

  • Nguyên liệu: Ô giao 120g, sao. 
  • Cách dùng: sắc với 200ml rượu cho tan ra rồi uống (Mai sư phương).

Trị điều kinh:

Cách 1:

  • Nguyên liệu: Ô giao sao vàng. 
  • Cách dùng: Ngày uống 16g với rượu (Bí Uẩn Phương).

Cách 2: 

  • Nguyên liệu: Ô giao, Đương quy, Bạch thược, Sinh địa, Cam thảo, Xuyên khung, Ngải diệp. 
  • Cách dùng: Các vị thuốc sau khi sắc xong, lọc bỏ bã rồi mới cho Ô giao vào, quấy đều uống (Giao Ngải Thang – Kim Quỹ Yếu Lược).

 Trị nôn ra máu:

  • Nguyên liệu: Ô giao (sao với Cáp phấn) 40g, thêm 2g Thần sa
  • Cách dùng: Tán bột. Uống chung với nước cốt Ngó sen và Mật ong (Nghiệm phương).

 Trị nôn ra máu, mũi chảy máu, tai ra máu:

  • Nguyên liệu:Ô giao,sao chung với 20g Bồ hoàng.
  • Cách dùng: Ngày uống 2 lần mỗi lần dùng 8g pha với 200ml nước và 200ml nước cốt Sinh Địa, uống (Thánh Huệ phương).

Các bệnh về hô hấp

 Trị ho lâu ngày:

  • Nguyên liệu: Ô giao (sao)40g, Nhân sâm 80g
  • Cách dùng: Tán bột. Mỗi lần dùng 12g uống với nước sắc. Thông bạch (Ô giao Ẩm – Thánh Tế Tổng Lục).

 Trị suyễn (do phong tà nhập Phế): 

  • Nguyên liệu: Ô giao (loại tốt), sao. Dùng Tử tô và Ô mai, sao.
  • Cách dùng: tán bột, sắc uống (Nhân Trai Trực Chỉ phương).

 Trị Phế hư, khí suyễn ở trẻ:

  • Nguyên liệu: Ô giao 40g (sao), Thử niêm tử (sao thơm) 10g, Mã đâu linh (sấy) 20g, Hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao) 7 hột, Cam thảo (nướng) 10g, Gạo nếp (sao) 40g. 
  • Cách dùng: Tán bột. Mỗi lần dùng 8g, sắc uống ấm (Ô giao Tán – Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết).

 Chữa ho ra máu, lao phổi

Cách dùng: dùng Ô giao tán bột mịn, mỗi lần uống 20-30g, ngày 2-3 lần với nước sôi ấm hoặc sắc nấu thành hồ uống. Trường hợp ho ra nhiều máu không cầm, cho tiêm Pituitrin 5-10 đơn vị hoặc các loại thuốc Tây cầm máu khác cho ho ra máu bớt đi rồi dùng A giao uống. Trường hợp ho ra máu ít và vừa, chỉ dùng A giao cầm máu. Có kết hợp thuốc chống lao. 

Các bệnh về thai sản

 Trị bụng đau, hạ lỵ ở thai phụ

  • Nguyên liệu: Hoàng liên 120g, Thạch lựu bì 120g, Đương quy 20g, Ô giao (nướng) 80g, Ngải diệp 60g .

Cách dùng: Sắc uống (Kinh Hiệu Sản Bảo).
 Trị động thai:

  • Nguyên liệu: Ô giao 80g, Ngải diệp 80g, Thông bạch 20g, nước 800ml, 
  • Cách dùng: sắc còn 200ml chia 2 lần uống ( Sản Bảo phương).

 Trị tiểu són, bứt rứt do động thai

  • Nguyên liệu: Ô giao 120g
  • Cách dùng: sắc với 400ml nước còn 80ml, uống nóng (Thiên Kim).

Các bệnh về tiêu hóa

 Trị táo bón:

  • Nguyên liệu: Ô giao (sao) 8g, Thông bạch 12g.
  • Cách dùng: Sắc chung với rượu cho tan ra, thêm 8ml mật ong vào uống nóng (Trực Chỉ phương).

 Trị khí hư (ở trường vị)

  • Nguyên liệu: Ô giao 80g, Hoàng liên (sao) 120g, Phục linh 80g. 
  • Cách dùng: Tán bột, làm viên, ngày uống 12 – 16g (Hòa Tễ Cục phương)

Các bệnh về gân cơ

 Trị gân cơ co quắp, tay chân run giật (do nhiệt làm tổn thương tân dịch)

  • Nguyên liệu: Ô giao 2g, Bạch thược (sống) 12g, Thạch quyết minh 12g, Câu đằng 12g, Sinh địa 16g, Phục thần 12g, Lạc thạch đằng 12g, Mẫu lệ (sống) 16g. 
  • Cách dùng: Trừ Ô giao, các vị thuốc sắc, lọc bỏ bã, thêm Ô giao vào cho chảy ra, rồi cho Kê tử hoàng 1 trái vào, khuấy đều, uống nóng (Ô giao Kê Tử Hoàng Thang – Thông Tục Thương Hàn Luận).

 Trị xuất huyết tử cung cơ năng

  • Nguyên liệu: Ô giao là vị thuốc thường dùng, thường kết hợp với bài Tứ Vật Thang, dùng bài Giao Ngải Tứ Vật Thang: Ô giao 20g (hòa tan), Ngải diệp 20g, Đương qui 16g, Thục Địa 20g, Bạch thược 12g, Xuyên khung 12g, Chích thảo 4g, 
  • Cách dùng: sắc uống. Tùy chứng có thể gia giảm(Giao Ngải Tứ Vật Thang – Kim Qüy Yếu Lược).

 Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ, huyết hư, tâm phiền

  • Nguyên liệu: Ô giao 20g (hòa tan), Hoàn liên 8g, Hoàng cầm 8g, Bạch thược 8g, 
  • Cách dùng: sắc nước uống, gia thêm lòng đỏ trứng gà (Kê Tử Hoàng) 2 cái, khuấy đều, chia 2 lần, uống nóng trong ngày (Hoàng Liên A Giao Thang – Thương Hàn Luận).

 Trị chứng âm hư co giật: thường gặp trong các bệnh di chứng não, di chứng màng não, động kinh thể âm huyết hư.

  • Nguyên liệu: Ô giao, Bạch thược (sống), Thạch quyết minh, Câu đằng, Phục thần, mỗi thứ 12g, Sinh địa, Mẫu lệ (sống), Qui bản, mỗi thứ 16g. A giao, Kê tử hoàng (để riêng),
  • Cách dùng: các thuốc khác sắc lấy nước, bỏ bã, lúc nước đang sôi, cho Ô giao rồi cho Kê tử hoàng vào, khuấy đều uống lúc còn nóng (A Giao Kê Tử Hoàng Thang – Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

 Trị cẳng chân loét (mạn tính): 

  • Chuẩn bị: Rửa vô trùng vùng loét, chiếu tia hồng ngoại 10-15 phút, cho Ô giao vào 1 chén đổ 70ml nước
  • Cách dùng: sắc nhỏ lửa cho thành cao rồi phết cao vào miếng gạc độ 2-3g, tùy diện tích to nhỏ của vết loét, mỗi ngày đắp 1 lần, thường khoảng 20 lần là khỏi. 

5. Những lưu ý khi dùng A giao mà bạn nên biết

5.1 Sử dụng đúng cách

Để có thể phát huy được hết các tác dụng một cách hiệu quả, trước tiên bạn nên tham vấn ý kiến của các bác sĩ, thầy thuốc Đông y tại những cơ sở uy tín. 

Nên lưu ý một số thuốc, thực phẩm chức năng khi dùng chung với A giao sẽ tạo ra tương tác không mong muốn. Nếu việc đó xảy ra, bạn nên tạm dừng sử dụng thuốc và liên hệ ngay bác sĩ điều trị.

luu y khi su dung a giao
Nguồn: Phòng khám Đông y Sài Gòn

5.2 Kiêng kị

  • Kiêng kỵ dùng chung với vị thuốc Đại hoàng (Bản Thảo Kinh Tập Chú).
  • Nôn mửa, vị yếu do bao tử: không dùng.
  • Tiêu chảy: không nên dùng (Bản Thảo Bị Yếu).
  • Người tỳ vị hư yếu (tiêu chảy, ói mửa, tiêu hóa kém…): không dùng (Trung Dược Đại Từ Điển).
  • Rêu lưỡi béo bệu, ăn không tiêu, bị tiêu chảy: không dùng (Trung Dược Dược Lý, Độc Lý Dữ Lâm Sàng).

refer :

https://zh.wikipedia.org/wiki/%E9%98%BF%E8%83%B6

https://baike.baidu.com/item/%E9%98%BF%E8%83%B6/22505444

5/5 - (1 bình chọn)
Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899