Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Cơ sở quận 7 Cơ sở quận 7
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

An Tức Hương

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 1: BS.Nguyễn Thùy Ngoan

BBS.Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 2: BS.Võ Thiên Nhàn

An tức hương hay còn được gọi là nhựa của cây bồ đề (Styrax tonkinensis). Đây được xem là vị thuốc Đông y có công dụng trị các chứng bệnh liên quan đến phong (phong thấp, phong giản, đau nhức do phong,…), ác khí, trừ tà, huyết tà, an thần,… Trong nhiều trường hợp, An tức hương còn được dùng để loại bỏ tà khí ở những nơi âm u, lạnh lẽo.

1. Giới thiệu chung

1.1 Tên gọi

Tên thường gọi: An tức hương chi, Bồ đề, Cánh kiến trắng, Thiên kim mộc chi, Mệnh môn lục sự, Thoán hương, Tịch tà, Chuyết bối la hương (Phạn Thư), Tiện khiên ngưu (Hòa Hán Dược Khảo).

Tên khoa học: Styrax tonkinensis. 

Tên dược: Benzoinum Styrax.

Họ: Bồ đề (Styracaceae).

1.2 Mô tả 

Cây bồ đề được đánh giá cao về nguồn gỗ và nhựa về giá trị cung cấp. Lá bồ đề có dạng giống quả trứng, rộng khoảng 22,5cm, dài khoảng 6-15cm. Lá mọc so le và cuốn ngắn, mặt trên nhẵn bóng, màu xanh nhạt,mặt dưới màu trắng nhạt có nhiều lông tơ mịn. Thân cây cao từ 6-30m, đường kính từ 8-60cm, có tán rậm rạp. Cây bồ đề có hoa nhỏ, màu trắng, thơm, mọc thành chùm. Quả bồ đề hình cầu, đường kính khoảng 10~16mm, phía dưới có đài, mặt ngoài quả có lông hình sao.

1.3 Thành phần hóa học

An Tức Hương của Trung quốc chủ yếu gồm Acid Sumaresinolic, Coniferyl

Cinnamate, Vanillin 1%,  Lubanyl Cinnamate, Phenylpropyl Cinnamate 23%, Cimanyl Cinnamate 1%, Benzaldebyde, Acid Benjoic, tinh dầu quế 10~30%, chất keo 10~20%, Styracin, Styrene.

Nhựa bồ đề của Việt Nam có chất keo 70~80%, Coniferyl Benzoate, Lubanyl Benzoate 11,7%, Cinnamyl Benzoate, Vanillin 0,3%, Phenylpropyl Cinnamate 2,3%, Acid Siaresinolic, 

1.4 Tính vị 

Vị cay, đắng, tính bình, không độc (Đường Bản Thảo).

Vị cay, đắng, ngọt nhẹ, tính bình, không độc (Bản Kinh Phùng Nguyên).

Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Vị cay, đắng, tính ấm (Trung Dược Đại Từ Điển).

1.5 Phân bố và bộ phận sử dụng

Phân bố

An tức hương (cánh kiến trắng) là loài cây di thực, thường mọc ở Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Hà Sơn Bình,  Hà Tuyên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ Tĩnh.

Bộ phận sử dụng

Theo Y học, Cánh kiến trắng (nhựa bồ đề) có chứa các thành phần được năng được sử dụng để làm thuốc. Đặc biệt chỉ chọn loại nhựa có màu đỏ nhạt, vàng nhạt hoặc nâu, chất cứng nhưng hóa mềm khi gặp nhiệt và có mùi thơm đặc trưng.

nhua cay bo de
Nguồn: Phòng khám Đông Y Sài Gòn

2. Công dụng của An tức hương

Trong Đông y, nhựa bồ đề có tác dụng hành khí, hoạt huyết, an thần, trừ ác khí. Một số tài liệu Y học cổ truyền đã nghiên cứu về Cánh kiến trắng như sau:

  • Theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển, Cánh kiến trắng giúp hành khí huyết, trừ tà, khai khiếu, an thần, 
  • Theo Bản Thảo Tùng Tân, nhựa bồ đề chữa tuyên hành khí huyết, phá phục, hành huyết, hạ khí, an thần, 
  • Theo Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển, nhựa bồ đề còn giúp khai khiếu, chỉ thống, thanh thần, hành khí, hoạt huyết.
  • Theo Hải Dược Bản Thảo, nhựa cây bồ đề giúp làm ấm thận, trừ ác khí.
cong dung cua nhua bo de
Nguồn: Phòng khám Đông Y Sài Gòn

Dựa vào công dụng được nghiên cứu trên, chủ trị chính của nhựa bồ đề là: chữa Hắc loạn, trúng phong, đau nhức xương khớp do phong, chứng kinh phong ở trẻ nhỏ, di tinh, tai ù,…

Ngoài ra, dân gian còn dùng Cánh kiến trắng để khử tà khí ở những nơi âm u, có ám khí..

3. Liều dùng và cách bào chế

3.1 Quy kinh

Vào thủ Thiếu âm Tâm kinh (Bản Thảo Kinh Sơ).

Vào thủ Thái âm Phế, túc Quyết âm Can kinh (Ngọc Quyết Dược Giải).

Vào kinh Tâm và Tỳ (Bản Thảo Tiện Độc).

Vào kinh Tâm, và Tỳ (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Vào kinh Tâm, Can, Tỳ (Trung Dược Học).

3.2 Liều dùng

Trung bình mỗi ngày dùng từ 2 – 4g.

3.3 Cách dùng

Chủ yếu dùng ở dạng thuốc bột hoặc hoàn tán. Ngoài ra, thuốc cũng có thể được dùng bôi ở ngoài da (tùy theo vùng bệnh mà dùng).

4. Các bài thuốc sử dụng An tức hương

Trị phong thấp, đau nhức xương

Nguyên liệu: Dùng 160g thịt heo nạc, thái ra, trộn với 80g Cánh kiến trắng. 

Cách làm: cho vào ống hoặc bình để lên lò, nấu với lửa lớn, đồng thời để miếng đồng để nhựa cháy ở phía trên, để bánh có lỗ hướng về phía đau mà xông (Thánh Huệ Phương).

Trị trúng phong, trúng tà khí

Nguyên liệu: Chuẩn bị 4g nhựa cây bồ đề, 8g Quỷ cửu, 3,2g Tê giác, 2g Ngưu hoàng, 4,8g Đơn sa , 4,8g Nhũ hương , 4,8g Hùng hoàng. 

Cách làm: Tất cả mang đi tán bột. Dùng Thạch xương bồ và Sinh khương đều 4g, sắc lấy nước uống thuốc (Phương Mạch Chính Tông).

Chữa đau tim, tim đập nhanh mãn tính

Nguyên liệu: Cánh kiến trắng.

Cách làm: tán bột. Mỗi lần uống 2g với nước sôi (Thế Y Đắc Hiệu Phương).

Trị hàn thấp, lãnh khí, hoắc loạn thể âm

Nguyên liệu: nhựa bồ đề 4g, Nhân sâm 8g, Phụ tử. 

Cách làm: Tất cả mang đi sắc uống (Bản Thảo Hối Ngôn).

Chữa huyết vận, huyết trướng, cấm khẩu ở phụ nữ sau sinh

Nguyên liệu: Dùng Cánh kiến trắng 4g, Ngũ linh chi (thủy phi) 20g. 

Cách làm: Tán bột, trộn đều. Uống một lần 4g với nước Gừng sao (Bản Thảo Hối Ngôn).

Trị trẻ nhỏ bụng đau, chân tay co rút, la khóc

Nguyên liệu: Nhựa bồ đề (An tức hương) và rượu thành cao. Thêm Đinh hương, Hoắc hương, Mộc hương, Trầm hương, Bát giác hồi hương, mỗi loại đều 2g. Cùng Hương phụ tử, Súc sa nhân, Cam thảo (chích) đều 20g. 

Cách làm: Chưng nhựa bồ đề với rượu thành cao. Tán nhuyễn, trộn với cao Bồ đề và mật làm hoàn. Uống mỗi ngày 8g, sắc uống với  lá Tía tô (An Tức Hương Hoàn – Toàn Ấu Tâm Giám).

Trị trẻ nhỏ bị kinh phong do hàn khí

Nguyên liệu: Dùng Cánh kiến trắng to bằng hạt đậu.

Cách làm: Đốt xông cho trẻ (Kỳ Hiệu Lương Phương).

Trị vú bị nứt nẻ

Nguyên liệu: An tức hương 20g, ngâm với 100g cồn 80 độ trong 10 ngày, 

Cách làm: Lắc đều rồi uống. Ngoài ra có thể dùng cồn này hòa thêm nước bôi lên chỗ nứt nẻ (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

5. Lưu ý và kiêng kỵ

Chú ý đối với người có khí hư,  âm hư hỏa vượng thì không dùng (theo Bản Thảo Phùng Nguyên).

Ngoài ra, các bệnh không liên quan đến ác khí, khí âm thì cũng không dùng (theo Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Theo Trung Dược Đại Từ Điển, âm hư hỏa vượng không dùng. 

refer:

https://en.wikipedia.org/wiki/Styrax_benzoin

http://tropical.theferns.info/viewtropical.php?id=Styrax+tonkinensis

 

5/5 - (2 bình chọn)
Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899