Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN

Cây Ba Đậu

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 1: BS.Nguyễn Thùy Ngoan

BS. Nguyễn Thanh Hậu

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 2: BS.Nguyễn Thanh Hậu

Cây Ba đậu được biết là một vị thuốc Đông y có tác dụng tẩy xổ mạnh, chữa được các bệnh như tiêu chảy, mụn nhọt, phong hàn, làm sạch lục phủ ngũ tạng, trục huyết,… Tuy nhiên, do có chứa độc tính rất cao nên người dùng khi sử dụng thuốc cần cẩn trọng để tránh bị ngộ độc.

Dưới đây là đặc điểm, công dụng, các bài thuốc cũng như những lưu ý khi sử dụng loại dược liệu này.

Giới thiệu về cây 

Tên thường gọi: Cây Ba Đậu

Tên gọi khác: Ba thục (Bản Kinh), Cương tử (Lôi Công Bào Chích Luận), Ba đậu sương, Ba sương (Đông Dược Học Thiết Yếu), Ba đậu sương tử, Giang tử (Thụy Trúc Đường Kinh Nghiệm Phương), Lão dương tử (Cương Mục)…

Tên khoa học: Fructus Crotonis.

Họ: Thầu Dầu (Euphorbiaceae).

Đặc điểm

Mô tả thực vật

Cây Ba Đậu là một loài cây thân gỗ, có kích thước nhỏ, thân tròn, không lông. Lá đơn mỏng, dạng so le, phiến lá có hình trái xoan, dài tầm 6-12cm, rộng 3-6cm. Mép lá có răng cưa nhỏ.

Cây có hoa mọc thành chùm, mỗi chùm dài từ 10-20cm, gồm cả hoa đực và hoa cái. Hoa đực ở trên, có 5 cánh hoa, 17 nhụy. Hoa cái ở dưới có 1-2 cánh hoa hoặc không cánh. Quả Ba đậu thuộc quả nang, hình trái xoan, khi khô tách thành 3 mảnh vỏ, bên trong có 3 hạt hình trứng, màu nâu xám, dài tầm 1cm, rộng 4-6cm.

Mùa hoa

Ra hoa từ tháng 4 đến tháng 6, ra quả từ tháng 8-10

Ra lá: quanh năm, hạt: vào tháng 4-5.

Tính vị

Vị cay, tính ấm (Bản Kinh)

Vị đắng, tính nóng (Y Học Khải Nguyên).

Vào kinh Tỳ, Vị, Đại trường (Lôi Công Bào Chích Luận).

Vào kinh Can, Thận (Bản Thảo Tái Tân).

Tính rất nhiệt, có độc (Nam Dược Thần Hiệu).

Vị cay, khí ấm, tính rất độc (Dược Phẩm Vậng Yếu).

Vị cay, tính nóng, có độc, vào kinh Vị, Đại trường (Trung Dược Đại Từ Điển).

Vị cay, tính ấm, vào kinh vị, Đại trường (Đông Dược Học Thiết Yếu).

Phân bố, bộ phận sử dụng

Vị trí địa lý

Đây là loài cây mọc hoang, thường xuất hiện ở những vùng núi thấp và trung du, hoặc đồng bằng. Ở nước ta, Ba đậu có nhiều ở các tỉnh miền Bắc như Yên Bái,  Sơn La, Hòa Bình, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Cao Bằng,… Ngoài ra, Ba đậu còn mọc ở Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Campuchia, Ấn Độ,…

Bộ phận dùng

Người ta có thể dùng lá và hạt của cây. Riêng phần hạt được chế biến có công dụng làm thuốc.

Thành phần hóa học

Hạt Ba đậu có 34-57%, dầu béo có tác dụng gây tẩy mạnh, 18% Protêin, một Glucocid gọi là Crotonoside (2 – oxy 6 – Aminopurin – Ribozit), Crotonic acid, Tiglic acid, một Anbumoza rất độc gọi là Crotin, một Ancaloid gần như chất Rixinin trong hạt Thầu dầu, men Lipaza và 1 số Acid Amin như Acgynin, Lycin… (Những Cây Thuốc Và Vị Thuốc Việt Nam).

Công dụng chữa bệnh của Ba Đậu

  • Làm sạch lục phủ ngũ tạng, khai thông lợi thủy cốc đạo.Trị thương hàn, ôn ngược, hàn nhiệt, đờm ẩm, bụng trướng (Bản Kinh).
  • Trị kinh nguyệt không đều, trục thai chết, chấn thương ứ máu không thông
  • (Biệt Lục).
  • Trị khí kết tụ, thủy thũng (Dược Tính Luận).
  • Trị tiêu chảy, lỵ, kinh phong, bụng và ngực đau, răng đau (Bản Thảo Cương Mục).
  • Thông trệ. Trị trúng ác khí, máu cục trong bụng, trúng phong, các chứng đau tê (Nam Dược Thần Hiệu).
  • Trị sốt rét, rửa sạch tạng phủ, trừ quỷ độc, sát trùng (Dược Phẩm Vậng Yếu).
  • Tiết ứ trệ, trừ phong, bổ lao, tiêu đờm, phá huyết, bài nùng, tiêu thủng độc, diệt giun.
  • Trị mụn nhọt độc, lở ngứa (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).
Nguồn: Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn

Liều dùng của Ba đậu

Có 2 cách dùng đối với cây Ba đậu:

  • Uống: cho vào thuốc hoàn, tán: 0,5-1 phân (dùng Ba đậu sương).
  • Đắp ngoài da: bọc vào vải nhét vào müi, tai… hoặc nghiền nát đắp bên ngoài.

Lưu ý: Lúc dùng Ba Đậu mà gây tiêu chảy quá nhiều: dùng Hoàng Liên, Hoàng Bá sắc lấy nước uống nguội hoặc ăn cháo nguội (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).

Các bài thuốc chữa bệnh từ Cây Ba Đậu

Trị bụng căng đầy, ngực đau, đại tiện không thông

Nguyên liệu: Ba đậu 2 hạt. Hạnh nhân 2 hạt.

Cách làm: Ba đậu bỏ nhân và vỏ, sau đó đem rang vàng. Hạnh nhân bọc vải mang đi đập dập. Trộn 2 loại với chén nước nóng rồi uống. Uống đến khi đi tiêu được thì thôi (Ngoại Đài Bí Yếu). 

Trị sốt rét, bụng sưng to

Nguyên liệu: Ba đậu 8g, Tạo giáp 24g.

Cách làm: Bóc vỏ và nhân Ba đậu, Tạo giáp. Mang 2 loại đi tán bột, làm viên to bằng hột đậu xanh. Mỗi lần uống 1 viên với nước lạnh ( Trửu Hậu phương).

Trị hàn tích, ăn không tiêu

Nguyên liệu: Ba đậu 1 chén, rượu 5 chén

Cách làm: nấu nhỏ lửa 3 ngày 3 đêm cho khô, làm viên to bằng hạt đậu. Mỗi lần uống 1 viên với nước. Nếu cần thì uống 2 viên (Thiên Kim phương).

Trị phong ngứa, nổi ban, bứt rứt

Nguyên liệu: Ba đậu 50 hạt, bỏ vỏ.

Cách làm:  Sắc với 7 chén nước, còn chén, lấy túi vải bọc lại, chườm vào chỗ ngứa (Thiên Kim phương).

Trị trúng phong méo miệng

Nguyên liệu: Ba đậu 7 hạt, bỏ vỏ, giã nát. 

Cách làm: Đau bên trái đắp bên phải và ngược lại, nhưng phải lấy 1 chén nước nóng áp lên thuốc (Thánh Huệ Phương).

Trị phục thử, thương hàn, nóng lạnh không đều, hoắc loạn, thổ, lỵ, miệng khô, phiền khát

Nguyên liệu:: Ba đậu 25 hạt (bỏ vỏ, ép bỏ dầu, nghiền nát), Hoàng đơn (sao, tán bột) 40g. 

Cách làm: Trộn với sáp làm hoàn, to bằng hạt Ngô đồng, mỗi lần dùng 5 hoàn, nhúng vào nước rồi nuốt, không nhai (Thủy Tẩm Đơn – Cục phương).

Trị lỵ, tích trệ, bụng đau, mót rặn nhiều

Nguyên liệu: Ba đậu, bỏ vỏ và nhân, Hạnh nhân.

Cách làm: bỏ vỏ và nhân, mỗi thứ 49 hạt, đốt tồn tính, tán bột. Dùng sáp ong nấu chảy, trộn thuốc bột, làm hoàn to bằng hạt đậu xanh. Mỗi lần uống 2-3 viên với nước sắc Đại hoàng, cách ngày uống 1 lần (Tuyên Minh phương).

Trị tiêu ra máu không cầm

Nguyên liệu: Ba đậu 1 hạt, bỏ vỏ. Lấy trứng gà, khoét 1 lỗ

Cách làm: cho Ba đậu vào, dán lại rồi nướng chín. Bỏ Ba đậu đi chỉ dùng trứng. Nếu người suy yếu thì chia thuốc làm 2 lần uống (Phổ Tế phương).

Trị trúng độc

Nguyên liệu: Ba đậu (bỏ vỏ nhưng không bỏ dầu), Mã nha tiêu, lượng bằng nhau. 

Cách làm: Tán bột, làm viên to bằng viên đạn. Mỗi lần uống 1 viên (Quảng Lợi phương)

Trị tiêu chảy 

Nguyên liệu: Ba đậu 1 hạt

Cách làm: châm vào đầu hạt rồi đốt tồn tính, tán bột. Nấu chảy sáp ong, trộn thuốc bột làm viên, uống (Châm Đầu Hoàn – Thế Y Đắc Hiệu phương).

Trị táo bón

Nguyên liệu: Ba đậu (còn nguyên dầu), Hoàng liên, mỗi thứ 20g.

Cách làm: Giã nát, trộn đều làm thành bánh. Trước hết, bôi nước Hành và muối vào trong rốn, đặt bánh thuốc lên cứu 14 tráng, làm như vậy cho đến khi đi tiêu được (Dương Thị Gia Tàng).

Trị suyễn do đàm 

Nguyên liệu: Thanh quất bì 1 trái, bỏ ruột, cho 1 hạt Ba đậu vào

Cách làm: cột chặt, để trên lửa đốt tồn tính, nghiền nát. Uống với nước Gừng pha rượu (Trương Cảo Y Thuyết).

Trị nhọt độc lở loét

Nguyên liệu: Ba đậu

Cách làm: sao đen, đắp vào chỗ đau để giải độc, đắp lên thịt để sinh thịt mới. Có thể thêm ít Nhũ hương. Nếu vết thương sâu quá, miệng không khép được, nên bóp lại cho khít (Ngoại Khoa Tinh Nghĩa).

Trị lở ngứa, lác đồng tiền

Nguyên liệu: Ba đậu 3 hạt

Cách làm: để nguyên dầu, giã nát, lấy vải mềm bọc lại, xát vào chỗ tổn thương, ngày 2-3 lần (Bí Truyền Kinh Nghiệm phương).

Trị sôi bụng, bụng kêu (chứng thủy trướng)

Nguyên liệu: Ba đậu 90 hạt (bỏ vỏ, nhân), Hạnh nhân 60 hạt (bỏ vỏ, đầu nhọn). 

Cách làm: Tán bột, làm viên, mỗi lần uống 0,4-0,8g (Bổ Khuyết Trửu Hậu Phương).

Trị đau họng

Nguyên liệu: Bạch phàn 40g, Ba đậu 20g

Cách làm: Sao chung với nhau cho Bạch phàn khô, bỏ Ba đậu đi, lấy Bạch phàn tán nhuyễn, thổi vào họng (Bách Nhất Tuyển Phương).

Trị xơ gan cổ trướng

Nguyên liệu:Ba đậu sương 4g, Khinh phấn 2g.

Cách làm: Tán bột. Trải 4-5 lớp trên vải, đặt vào trên rốn, bên trên lại để 2 lớp thuốc nữa. Bệnh nhẹ thì 1-2 giờ sau cảm thấy ngứa, đau là sẽ tiêu chảy. Nếu không tiêu chảy thì phải làm như vậy nhiều lần (Nội Gia Cổ, Trung Thảo Dược Tân Y Liệu Pháp Tư Khoa Tuyển Biên).

Trị bạch hầu

Nguyên liệu: Ba đậu nhân, Chu sa, lượng bằng nhau. 

Cách làm: Nghiền nát, trộn đều, mỗi lần dùng 1,2-2g, hòa với dầu bôi vào đầu chân mày (đừng cho thuốc chạm vào mắt). Khoảng 8-12 giờ, da vùng bôi thuốc xuất hiện nốt rộp giống thủy đậu thì rửa lại vết thương. (Ba Đậu Chu Sa Cao – Tạp Chí Giang Tô Trung Y (11): 23, 1959).

Trị các loại nhọt độc hoặc nhọt có mủ

Nguyên liệu: Ba đậu.

Cách làm: Bỏ xác Ba đậu, sau đó xem sao đen rồi nghiền nát thành cao. Lấy hỗn hợp đắp vào vết thương (Ô Kim Cao – Ung Thư Thần Bí Nghiệm Phương).

Các lưu ý và kiêng kỵ khi sử dụng cây Ba Tiêu

Như đã biết, cây Ba đậu có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, tuy nhiên do độc tính khá mạnh nên khi sử dụng cần cẩn trọng, đặc biệt không dùng cho một số nhóm đối tượng sau đây:

Người thể trạng yếu, phụ nữ có thai 

Người bị bệnh thực nhiệt, táo bón

Người có dương thịnh, âm suy (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).

Người đang sốt nóng.

Ngoài ra, còn có một số lưu ý khi sử dụng Ba đậu

  • Trong quá trình bào chế Ba đậu cần trang bị đồ bảo hộ (không được để trúng mắt) vì dầu Ba đậu có thể gây rộp da.
  • Không được sử dụng Ba đậu chung với hạt Bìm bìm biếc (Khiên ngưu tử).
  • Cần chú ý dùng đúng liều lượng, không được dùng quá liều (do độc tính cao). 
  • Nếu dùng Ba đậu mà không đi tiểu được, có thể cho người bệnh uống nước cháo nóng để dễ tiểu hơn. 
  • Trong trường hợp uống Ba đậu mà đi tả không dứt, uống ngay nước cháo nguội sẽ cải thiện.
  • Khi bị ngộ độc Ba đậu, có thể dùng Hoàng liên sơn hoặc Đậu đen hay Đậu xanh nấu nước uống giải độc.

Như đã thấy, cây Ba đậu là một loài cây phổ biến có nhiều công dụng chữa bệnh mà mọi người có thể tận dụng. Tuy nhiên, còn tùy vào liều lượng và cách dùng để mang lại hiệu quả tối đa từ nó. Muốn thế, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ và các thầy thuốc, bệnh viện, cơ sở Đông y uy tín để nhận được tư vấn đúng cách sử dụng loài cây này.

Refer:

https://tcmly.com/ba-dou/

5/5 - (1 bình chọn)
Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899