Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN

Cây Ba Gạc

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 1: BS.Nguyễn Thùy Ngoan

BS. Nguyễn Thanh Hậu

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 2: BS.Nguyễn Thanh Hậu

Giới thiệu chung về cây Ba Gạc

Tên gọi 

Tên thường gọi: Ba Gạc lá to, Ba Gạc lá mọc vòng, La phu mộc, Lạc tọc (1 rễ – vì cây chỉ có 1 rễ – Cao Bằng), San to, hơ rác, ka day (Ba Na).

Họ: Trúc đào (Apocynaceae).

Tên khoa học: Rauwolfia Verticillata (Lour) Baill.

Mùa hoa: Thường ra hoa vào tháng 4-6. Ra quả vào tháng 7-10.

cay ba gac la gi
Nguồn: Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Mô tả

Cây thấp, cao khoảng từ 1-1,5m, có nốt sần trên thân. Thân Lá mọc vòng 3 lá một (hoặc đến 4-5 lá), hình mác, dài 6-11cm, rộng 1,5-3cm. Hoa hình ống, mọc thành xim, có màu trắng, phình ở họng hoa, phân tán ở kẽ lá. Quả Ba gạc là quả đôi, hình trứng, khi chín màu đỏ tươi. Toàn cây có nhựa mủ.

Thành phần hóa học

Trong rễ và lá có Alcaloid (0,9-2,12% ở rễ, 0,72 – 1,69 ở lá) trong đó quan trọng nhất là 1 Alcaloid gọi là Rauwolfia A, công thức thô C25H28N2O2. Ngoài ra còn có chứa  Reserpin, Ajmalin, Ajmalixin và secpentin (theo NCTVVTV.Nam và Dược Liệu).

Đặc điểm phân bố và bộ phận sử dụng

  • Vị trí địa lý: Mọc hoang, có nhiều ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Quảng Ninh, Phú Thọ, Hà Tây, Hoà Bình, Ninh Bình,…
  • Bộ phận dùng: Rễ và vỏ rễ. Đặc biệt, trong vỏ rễ có chứa Alcaloid là một chất chữa cao huyết áp cực kì hiệu quả.

Có thể dùng tươi, phơi khô hoặc nấu thành cao để dùng.

cay ba gac trong o dau
Nguồn: Phòng khám Đông y Sài gòn

Tính vị

 Vị đắng nồng

Liều lượng và cách dùng

Cách bào chế

Thu hoạch Ba gạc vào mùa thu hoặc đông. Đào rễ về rửa sạch, sau đó phơi hoặc sấy cho khô. Lưu ý rửa nhẹ để bảo vệ lớp vỏ vì lớp vỏ chứa nhiều hoạt chất nhất. (sử dụng phần vỏ và rễ để bào chế). 

Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Sau khi bào chế thì đậy kín.

Tác dụng dược lý

  • Reserpin là hoạt chất quan trọng nhất của cây ba gạc, có tác dụng làm hạ huyết áp. 
  • Reserpin không có tác dụng làm liệt hạch, có tác dụng làm chậm nhịp tim, dãn mạch máu dưới da. 
  • Đối với hệ thần kinh trung ương, Reserpin gây ức chế, an thần.
  • Đối với mắt, Reserpin làm thu nhỏ đồng tử 1 cách rõ rệt.
  • Reserpin còn làm sa mi mắt, làm thư giãn mí mắt thứ 3 (Nictitating membrane) của mèo và chó.
  • Đối với hệ tiêu hóa: Reserpin giúp tăng nhu động ruột và bài tiết phân.
  • Đối với thân nhiệt: Reserpin có thể gây rối loạn điều hòa thân nhiệt.
  • Đối với hệ nội tiết: Reserpin làm kích thích vỏ tuyến thượng thận từ đó giải phóng các Corticoid. Tác dụng giúp kháng lợi niệu yếu.

Công dụng của Ba gạc

Cây Ba gạc có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả như:

Điều trị bệnh cao huyết áp
Tác dụng nhuận tràng, chữa lỵ.
Trị cảm sốt, đau đầu, bí tiểu tiện.
Chữa phù thũng sau khi đẻ, chữa chứng vàng da hậu sản.
Chữa mắt có màng mộng, tai điếc. mụn nhọt.
Giúp an thần
Làm thanh nhiệt hoạt huyết, giải độc.
Tác dụng kháng viêm mạnh.
cong dung cua cay ba gac
Nguồn: Phòng khám Y học Cổ truyền Sài Gòn

Đơn thuốc kinh nghiệm chữa bệnh từ Ba gạc

Các hoạt chất có trong Ba Gạc được dùng chữa bệnh huyết áp cao và 1 số bệnh tâm thần gồm Reserpin, Alcaloid toàn phần, cao và bột rễ. Trong đó:

  • Reserpin: dùng dưới dạng viên nén 0,0001g, 0,00025g và 0,0005g. Hoặc thuốc tiêm 5mg/2ml.
  • Viên Rauviloid (2mg Alcaloid toàn phần của R.Serpentina), liều dùng cho bệnh
  • huyết áp cao là 2-4mg/ngày.
  • Viên Raudixin (bôt rễ R.Serpentina) 50-100mong, liều dùng hàng
  • ngày từ 200-400mg.

Những lưu ý và kiêng kỵ

Theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam, các trường hợp bị loét dạ dày, tá tràng, hoặc nhồi máu cơ tim, hen suyễn,… không nên dùng Reserpin và các chế phẩm từ Ba Gạc.

Như đã thấy, Ba Gạc là vị thuốc Đông y quý chữa được nhiều loại bệnh. Những thông tin tham khảo trên dựa trên các tài liệu Y học về dược liệu Ba gạc. Để sử dụng dược liệu hiệu quả, đúng liều lượng, người bệnh cần chủ động liên hệ đến các cơ sở khám chữa bệnh uy tín, tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông Y có trình độ chuyên môn cao về khả năng chữa bệnh của dược liệu. 

Một trong những nơi mua thuốc, khám và chữa bệnh uy tín có thể biết đến như Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn. Đây là Phòng khám chuyên về Đông y được Sở Y Tế Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép hoạt động ngày 05/07/2017. Đội ngũ chuyên gia ở đây luôn chu đáo, tận tình trong việc khám và điều trị các bệnh qua các bài thuốc Đông y. Đặc biệt là những vị thuốc Đông y quý được bào chế theo công thức độc quyền giúp bệnh nhân có thể nhanh khỏi bệnh một cách hiệu quả nhất.

Tham khảo:

https://www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&v=Rauvolfia%20verticillata&list=species

 

5/5 - (2 bình chọn)
Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899