Giới thiệu về cây ba chẽ
Tên gọi
Tên thường gọi: Đậu Bạc Đầu, Lá Ba Chẽ, Niễng Đực, Tràng Quả Tam Giác, Ván Đất.
Tên Khoa Học: Desmodium triangulare (Retz.) Merr.
Thuộc họ: Đậu (Fabaceae).
Đặc điểm
Mô tả về cây ba chẽ
Cây ba chẽ là loài cây sống lâu năm, có thân nhỏ và nhiều cành. Thân cây cao trung bình từ 0.5-2m, đôi khi có thể hơn. Thân cây dạng tròn, những cành non có hình tam giác dẹt, uốn gợn và có lông tơ trắng bao quanh. Lá cây là lá kép mọc so le với 3 lá chét, lá ở giữa to nhất. Phiến lá chét nguyên hình thoi hoặc hình trứng, đôi khi là hình bầu dục. Những lá non có phần ngọn phủ lông tơ trắng mịn. Cây có hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành chùm đơn dài ở kẽ lá. Mỗi chùm từ 10-20 hoa, cánh hoa có móng. Đài hoa có lông mềm, gồm 4 thùy và thùy dưới cùng dài nhất. Quả ba chẽ có mép lượn, không có cuốn, thắt lại ở giữa các hạt thành 2-3 đót, hạt có hình thận. Mùa hoa quả vào hè và thu.
Tính vị
Đậu bạc đầu có tính ôn, vị ngọt, hơi đắng và không chứa độc
Mùa hoa
Thường rơi vào hè và thu, với:
- Mùa hoa: tháng 5 – 8
- Mùa quả: tháng 9 – 11
PHÂN BIỆT NHẦM LẪN: Cây Niễng cái (hàm xì, đậu ma) – Moghania macrophylla(Willd ) O. Ktze cùng họ. Cây bụi nhỏ, có lá chét với 3 gân chính hình cung đi lên từ gốc lá.
Phân bố, bộ phận sử dụng
Vị trí địa lý
Cây chủ yếu mọc ở vùng núi thấp, hoặc cao nguyên và trung du. Thường tập trung ở các vùng như Lai Châu, Hòa Bình, Lạng Sơn, Lào Cai, Hà Bắc,, Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum.
Bộ phận sử dụng
Dùng phần lá. Có thể thu hoạch quanh năm.
Thành phần hóa học
Lá Ba Chẽ chứa rất ít chất Alcaloid (0,0048% trong lá,0,011% trong thân và rễ). Đã chiết xuất được các Alcaloi: Salsolidin, Hordenin, Candixin, Phenethylamin và các
Alcaloid có Nitơ bậc 4 (Dược Liệu). Ngoài ra còn chứa Tanin, Flavnoid, Saponin,
Acid nhân thơm (Dược Liệu) Acid hữu cơ, Flavonoid (TNCTV.Nam).
Các thành phần chính trong cây ba chẽ được kể đến như:
- Saponin
- Acid nhân thơm
- Flavonoid
- Tanin
- Acid hữu cơ
- Alcaloid, bao gồm Candixin, Hordenin, Phenethylamin và Salsolidin
Tác dụng dược lý
Theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam: Đối với trực khuẩn lỵ: trong thí nghiệm In Vitro, tác dụng kháng sinh rõ đối với:
Tác dụng chống viêm: thấy rõ ở cả 2 giai đoạn cấp và bán cấp của phản ứng viêm thực nghiệm.
Tác dụng gây thu teo tuyến ức: do chứa thành phần hóa học gây thu teo tuyến ức ở chuột cống non. Tuy nhiên vẫn còn đang nghiên cứu thêm ở người.
Tác dụng kháng khuẩn: nhờ khả năng ức chế hoạt động của các chủng khuẩn như Staphylococus Aureus, Eschesichia Coli (tuy nhiên không tác dụng các khuẩn Enterococus, Hemolyticus, Diplococus Pneumoniae và Streptococus).
Không độc.
Công dụng chính của cây ba chẽ
Cây Đậu bạc đầu có nhiều công dụng được biết đến như:
Chữa lỵ
Chữa rắn cắn
Trị đau nhức xương khớp do phong tê thấp, bong gân
Giúp thanh nhiệt và đào thải độc tố
Liều lượng, cách chế biến và đơn thuốc kinh nghiệm
Liều dùng
Mỗi ngày chỉ nên dùng khoảng 10 – 50 gram. Không nên dùng quá liều vì có thể gây táo bón.
Cách chế biến
Cây ba chẽ sau khi thu hái và rửa sạch có nhiều cách dùng:
- Dùng tươi.
- Phơi sấy khô (dưới 500 độ C) rồi sắc thành cao nước hoặc cao khô uống.
- Tán bột hoặc hoàn viên.
Lưu ý: Khi phơi hoặc sấy khô ở nhiệt độ thích hợp sẽ giúp lá giữ được màu xanh có công dụng sát khuẩn tốt hơn đối với lá phơi đến úa vàng.
Đơn Thuốc Kinh Nghiệm
VIÊN BA CHẼ (Viện Dược Liệu Việt Nam).
- TP: Cao khô Ba Chẽ 0,25g. Tá dược vừa đủ 1 viên.
- TD: Trị lỵ trực khuẩn, tiêu chảy và các trường hợp nhiễm khuẩn do tụ cầu khuẩn.
- CD: Người lớn: 10-12 viên chia làm 2 lần uống. Trẻ nhỏ: 1-3 tuổi: ngày uống 2-3 viên, chia 2 lần uống. Từ 4-7 tuổi: 4-5 viên, chia 2 lần uống.
Các vị thuốc chữa bệnh từ lá cây ba chẽ
Chữa bệnh phong tê thấp, đau nhức xương
Nguyên liệu: 50 gram lá ba chẽ.
Cách làm: Rửa sạch và ngâm nước muối loãng. Sau đó phơi ráo và giã nát.
Đắp dược liệu đã giã lên vị trí xương khớp bị sưng đau và dùng miếng vải cố định lại. Hết ngày tháo thuốc và vệ sinh lại vùng da. Kiên trì áp dụng 5 – 7 ngày để điều trị dứt cơn đau.
Chữa rắn cắn
Nguyên liệu: một nắm lá tươi rửa sạch.
Cách làm: giã hoặc nhai nát rồi nuốt nước, lấy bã đắp vào vị trí bị cắn.
Lưu ý: đây chỉ là phương pháp sơ cứu nhanh, tạm thời giúp giảm sưng và hút độc, người bệnh vẫn nên đến bệnh viện để can thiệp và chữa trị.
Chữa bệnh lỵ
Nguyên liệu: lá ba chẽ
Cách làm: Đem lá phơi khô hoặc sao vàng rồi thêm nước nấu sôi khoảng 15-30 phút. Chia 2-3 lần uống trong ngày, mỗi ngày dùng 30-50g.
Trị tiêu chảy và các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn tụ cầu vàng
Nguyên liệu: Dùng 200 gram lá dược liệu
Cách làm: rửa sạch với nước muối. Sau đó cho lá vào nồi cùng với một ít nước lọc và nấu thành cao khô. Để nguội bớt và hoàn viên (khoảng 0,25 gram/viên).
- Người lớn uống 10 – 12 viên/ngày, chia 2 lần uống.
- Trẻ em từ 1 – 3 tuổi uống 2 – 3 viên/ngày, chia 2 lần uống.
- Trẻ em từ 4 – 7 tuổi uống 4 – 5 viên/ngày, chia 2 lần uống.
Sử dụng đến khi bệnh tình thuyên giảm.
Những lưu ý và kiêng kỵ khi dùng
Tuyệt đối không nên dùng quá liều và dài ngày Đậu bạc đầu vì có thể gây táo bón.
Như đã thấy, cây ba chẽ có nhiều công dụng điều trị một số bệnh lý. Tuy nhiên, để sử dụng lá cây đạt hiệu quả tối ưu nhất, bệnh nhân nên liên hệ và tham khảo bác sĩ, thầy thuốc Đông y uy tín, chuyên môn cao để được tư vấn và đưa ra lời khuyên, phương pháp điều trị chính xác nhất.
Refer:
https://indiabiodiversity.org/species/show/263354
http://flora-peninsula-indica.ces.iisc.ac.in/herbsheet.php?id=4276&cat=7