Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Cơ sở vật chất hiện đại Cơ sở vật chất hiện đại
Dịch vụ phòng khám riêng tư Dịch vụ phòng khám riêng tư
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

RỐI LOẠN TIỀN ĐÌNH – BỆNH LÝ NGUY HIỂM KHÔNG NÊN XEM THƯỜNG

THS.BS Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Nguyễn Thùy Ngoan

THS.BS Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Võ Thiên Nhàn

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Nếu bạn gặp phải tình trạng choáng váng hoặc say xẩm mặt mày, chóng mặt đột ngột, đi không vững thì có thể bạn đang mắc phải chứng rối loạn tiền đình. Đây là triệu chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sinh hoạt và chất lượng đời sống của người bệnh. Đặc biệt, bệnh còn có thể là nguyên nhân dẫn đến đột quỵ, đe dọa tính mạng bệnh nhân. 

Sau đây là thông tin về căn bệnh rối loạn tiền đình mà bạn có thể theo dõi để nhận biết và điều trị, cải thiện triệu chứng kịp thời.

Xem thêm:

NGƯỜI BỊ SUY NHƯỢC CƠ THỂ CÓ NÊN TRUYỀN NƯỚC KHÔNG?

Rối loạn tiền đình là gì?

Hệ thống tiền đình

Vị trí: Thuộc hệ thần kinh (dây thần kinh số 8). Nằm ở phía sau hai bên ốc tai.

Chức năng: xử lý thông tin cảm giác liên quan đến việc kiểm soát sự thăng bằng, duy trì tư thế, phối hợp chuyển động của mắt, đầu và thân. 

Cấu tạo: các ống bán khuyên và bộ phận tiền đình thực sự.

Các ống bán khuyên:

Gồm 3 ống bán khuyên hình vòng cung, mỗi ống bán khuyên có 1 đầu phình to gọi là bóng phình (chứa các tế bào thần kinh cảm giác – cơ quan bóng phình) và 1 đầu phẳng. Trong đó:

  • Ống bán khuyên trên: nằm trên 2 ống còn lại, có vòng cung hướng lên trên, đầu phẳng hướng vào trong và bóng phình hướng ra ngoài
  • Ống bán khuyên ngang: là ống rộng và ngắn nhất, có vòng cung hướng ra ngoài và nằm trên mặt phẳng ngang.
  • Ống bán khuyên sau: là ống hẹp nhưng dài nhất, có vòng cung hướng ra sau, bóng phình hướng xuống dưới và đầu phẳng hướng lên trên.
he thong tien dinh - cac ong ban khuyen
Các ống bán khuyên của hệ thống tiền đình

Bộ phận tiền đình thực sự:

Bộ phận này gồm 2 phần chính là cầu nang (hình cầu) và soan nang (hình bầu dục). Soan nang nằm phía, gần với 5 lỗ thông với các ống bán khuyên. Còn cầu nang nằm ở dưới gần với vòng xoắn nền của ốc tai.

he thong tien dinh that su
Bộ phận tiền đình thực sự gồm cầu nang và soang nang

 Khi chúng ta di chuyển, cúi, xoay người,… tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.

Rối loạn tiền đình

Khi bạn bị rối loạn tiền đình, bạn sẽ gặp vấn đề về khả năng giữ thăng bằng (đứng lên, ngồi xuống, đảo mắt, đi lại,…) do đường truyền dẫn thông tin điều khiển hệ thống tiền đình giữ thăng bằng cho cơ thể – dây thần kinh số 8 bị tổn thương vì một số nguyên nhân nhất định. 

roi loan tien dinh
Hệ thống tiền đình bị rối loạn và hoạt động sai do dây thần kinh số 8 bị tổn thương

Phân loại các dạng rối loạn tiền đình

Có 2 dạng rối loạn tiền đình mà bệnh nhân thường gặp phải, bao gồm:

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên: Do tổn thương hệ thống tiền đình ngay tai trong. Các triệu chứng thường choáng ngợp, bệnh nhân chóng mặt và mất thăng bằng nhiều nhưng không nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết mọi người đều mắc phải nhóm bệnh này
  • Rối loạn tiền đình trung ương: Do do tổn thương các nhân tiền đình ở thân não, tiểu não. Nhóm bệnh này hiếm gặp, triệu chứng không rầm rộ. Tuy nhiên, nhóm bệnh này thường nguy hiểm và khó điều trị hơn so với các bệnh lý tiền đình có nguyên nhân ngoại biên.

Nguyên nhân rối loạn tiền đình 

Căn nguyên của rối loạn tiền đình có thể được chia thành nguyên nhân ngoại vi và trung ương. Cụ thể:

Rối loạn cơ quan tiền đình ngoại biên: thường do các nguyên nhân như:

Viêm tai giữa cấp Dị vật ống tai ngoài
Rò ngoại dịch Bệnh Ménière
U dây thần kinh 8 Viêm mê nhĩ
 Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính Rối loạn endolymphatic
Rối loạn tuần hoàn máu (tắc động mạch tiền đình. Viêm dây thần kinh tiền đình cấp tính (do virus)
Do rối loạn chuyển hóa (suy giáp, tiểu đường, tăng ure huyết,… ) Co thắt động mạch cột sống ảnh hưởng đến tai trong hoặc não)

Rối loạn tiền đình trung ương: đến từ các nguyên nhân bao gồm:

  • Do bệnh migraine
  • Nhiễm trùng não
  • Xuất huyết não
  • Nhồi máu não
  • Chấn thương
  • U não
  • Xơ cứng rải rác…

Các đối tượng dễ mắc rối loạn tiền đình

► Tuổi tác: phần lớn những người ở độ tuổi từ 40 trở lên có nguy cơ mắc hội chứng rối loạn tiền đình cao hơn những người trẻ do suy giảm chức năng của 1 số cơ quan. Theo số liệu thống kê, cứ trung bình 100 người từ 40 tuổi trở lên thì có 35 người mắc bệnh lý tiền đình.

► Người bị mất máu quá nhiều: những người bị mất máu do chấn thương, người mắc bệnh nào khó khiến cơ thể thường xuyên nôn ra máu, đi ngoài ra máu, phụ nữ sau sinh… là đối tượng có nguy cơ rối loạn tiền đình cao.

► Do căng thẳng: Người thường xuyên bị căng thẳng, stress trong cơ thể sẽ sản sinh một lượng lớn hormone cortisol là nguyên nhân gây các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch,… làm tổn thương hệ thống thần kinh, dẫn đến rối loạn dây thần kinh số 8 – dẫn truyền thông tin không chính xác và hoạt động không đúng yêu cầu cơ thể.

► Dùng nhiều chất kích thích: các chất kích thích như rượu, bia, cần sa,… cùng là một trong những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình.

nguyen nhan gay roi loan tien dinh
Người thường xuyên bị stress và căng thẳng có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình cao

Triệu chứng rối loạn tiền đình

Bất kể nguyên nhân nào gây ra rối loạn tiền đình, bạn sẽ gặp một trong các triệu chứng dưới đây

Mệt mỏi Mờ mắt
Chóng mặt Buồn nôn
Khó tập trung Nhức đầu
Nhìn đôi (song thị) Mất thăng bằng
Nhạy cảm với ánh sáng Say xẩm, choáng váng
Ảnh hưởng thính giác (Ù tai, khó nghe,…) Tối sầm mắt khi đứng dậy di chuyển
Bị ngã hoặc cảm giác như có thể bị ngã. Rung giật nhãn cầu (chuyển động mắt nhanh, không kiểm soát được

Mặc dù không phổ biến nhưng một số người xuất hiện các triệu chứng như lo lắng, sợ hãi và thay đổi nhịp tim. Bạn cũng có thể bị khó nuốt hoặc yếu cơ ở một bên cơ thể. Trong một số trường hợp, các triệu chứng có thể giảm bớt hoặc biến mất mà không cần điều trị khi hệ thống tiền đình lành lại hoặc hệ thần kinh dần thích nghi.

trieu chung cua roi loan tien dinh
Người mắc rối loạn tiền đình thường sẽ thấy say xẩm, chóng mặt và choáng váng

Chẩn đoán chứng rối loạn tiền đình

Ở hầu hết các bệnh nhân, chẩn đoán rối loạn tiền đình có thể được thực hiện khi đến khám với các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng hoặc thần kinh. 

Đầu tiên, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng dựa trên các triệu chứng ban đầu của bệnh nhân (các triệu chứng như trên). Sau khi xem xét các các dấu hiệu lâm sàng, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện các xét nghiệm phục vụ việc chẩn đoán như là:

  • Kiểm tra thính giác.
  • Kiểm tra thị lực.
  • Xét nghiệm máu.
  • Kiểm tra CT-Scanner và MRI đầu và sọ não để tìm các tổn thương
  • Chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ.
  • Kiểm tra lâm sàng về tình trạng cân bằng.
  • Nhìn vào tư thế và chuyển động của bệnh nhân, sử dụng một bài kiểm tra có cấu trúc được gọi là chụp hậu thần kinh.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

Với một số trường hợp, bệnh có thể xuất hiện vài ngày và tự khỏi. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân có thể kéo dài hơn và tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đời sống sinh hoạt, công việc. Đặc biệt, bệnh có thể để lại các biến chứng nguy hiểm như:

➥ Ảnh hưởng đến việc đi lại

➥ Tiềm ẩn các nguyên nhân từ bệnh nếu không được phát hiện kịp thời như: u não, tai biến mạch máu não… nếu bỏ qua hoặc để lâu sẽ rất nguy hiểm.

➥ Gây đột quỵ do máu lên não kém. 

➥ Dễ nảy sinh tâm lý bực tức, nóng giận với những người xung quanh.

➥ Có nguy cơ cao gặp tai nạn khi tham gia giao thông.

➥ Tăng nguy cơ tiến triển của tình trạng mất thính lực.

➥ Xuất hiện thường xuyên các cơn đau đầu làm cản trở khả năng tập trung khi làm việc, học tập 

➥ Gây ra các chấn thương cho người lớn tuổi vì choáng váng té ngã, trầy xước, chảy máu, chấn thương phần mềm…

Có thể thấy, rối loạn tiền đình gây ra các biến chứng tiềm ẩn rất nguy hiểm. Vì vậy, khi phát hiện bệnh, người bệnh nên chủ động điều trị bệnh tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.

roi loan tien dinh co nguy hiem khong
Người bệnh cảm thấy mệt mỏi và kém tập trung vào công việc, làm ảnh hưởng đến chất lượng làm việc

Cách điều trị rối loạn tiền đình

Dùng thuốc: Tùy thuộc vào nguyên nhân, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh hoặc điều trị kháng nấm. Thuốc này có thể điều trị nhiễm trùng tai gây rối loạn thăng bằng của bạn.

Phẫu thuật: Khi thuốc và các liệu pháp khác không thể kiểm soát các triệu chứng của bạn, bạn có thể cần phải phẫu thuật. Quy trình này phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản của rối loạn. Mục đích là ổn định và sửa chữa chức năng tai trong.

Phục hồi chức năng: Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình hoặc phục hồi thăng bằng sẽ giúp cho người mắc bệnh có thể di chuyển một cách an toàn. Chuyên gia phục hồi chức năng sẽ giúp bạn học cách đối phó với chứng chóng mặt trong cuộc sống hàng ngày. 

Nghiệm pháp tái định vị sỏi tai (Epley maneuver) trong điều trị chóng mặt tư thế kịch phát lành tính: được các bác sĩ chuyên môn thực hiện bằng các thao tác di chuyển đầu của người bệnh vào các tư thế nhất định nhằm “tái định vị” các tinh thể bị lạc chỗ trong tai.

Thời gian điều trị bệnh rối loạn tiền đình phụ thuộc vào từng dạng khác nhau, mức độ bệnh, khả năng đáp ứng của cơ thể với các biện pháp điều trị. Nhiều bệnh nhân có thể phục hồi chỉ trong một hai ngày, hoặc một vài tháng. Tuy nhiên, nếu để lâu không điều trị, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các thói quen giúp cải thiện rối loạn tiền đình

Rối loạn tiền đình là căn bệnh phổ biến nhiều người dễ mắc phải. Tuy nhiên, may mắn là chúng ta có nhiều cách để cải thiện và phòng tránh tình trạng này, bao gồm:

Uống đủ nước mỗi ngày
Tập thể dục thường xuyên
Tránh để tâm trí căng thẳng, lo lắng lâu dài
Không nên thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống đột ngột
Hạn chế sử dụng các chất kích thích (bia, rượu, thuốc lá…)
Cẩn thận khi hoạt động vùng đầu cổ (không quay cổ đột ngột)
Khi có dấu hiệu của bệnh, nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Trên đây là một số những thông tin về tình trạng rối loạn tiền đình – một bệnh lý tiềm ẩn nhiều rủi ro và biến chứng nguy hiểm. Nếu phát hiện chính mình hoặc người thân đang có những dấu hiệu như trên, bạn cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế, phòng khám uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thần kinh thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị thích kịp và kịp thời nhé.

Refer:

https://www.hopkinsmedicine.org/health/conditions-and-diseases/vestibular-balance-disorder

https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/15227-vestibular-neuritis

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899