Ngày nay, các bệnh lý về tâm thần dần được quan tâm nhiều hơn bởi những tác hại và ảnh hưởng mà nó mang lại là không ít đến chất lượng sống của người bệnh. Trong số các bệnh tâm lý thường gặp, rối loạn lo âu là tình trạng rối loạn cảm xúc thường xảy ra với mọi độ tuổi từ già tới trẻ. Bệnh dễ bị phớt lờ và bỏ qua, tuy nhiên nếu không được nhận thức đúng và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ tiềm ẩn nhiều tác hại khôn lường đến đời sống bệnh nhân.
Vậy, hãy cùng Dongy.org tìm hiểu về căn bệnh rối loạn lo âu thông qua bài viết bên dưới để có thể phòng tránh cũng như nhận biết, điều trị hiệu quả nhé.
Xem thêm:
5 Bác sĩ chữa mất ngủ giỏi và uy tín tại TP.HCM
6 Địa chỉ chữa bệnh trầm cảm tốt và uy tín tại TPHCM và Hà Nội
7 bệnh viện, phòng khám chữa rối loạn lo âu tốt và uy tín tại TP.HCM
Rối loạn lo âu được xếp vào một dạng của rối loạn tâm lý phổ biến. Bệnh có đặc trung bởi cảm giác lo sợ, căng thẳng, khó chịu trong cảm xúc thái quá trước một tình huống thông thường, kèm theo các triệu chứng thần kinh tự chủ như đau đầu, hồi họp, đánh trống ngực, khó chịu vùng thượng vị, bứt rứt, khó thở, đứng ngồi không yên,…
Xét trên nhiều yếu tố và phương diện mà rối loạn lo âu được chia thành 5 loại sau đây:
- Rối loạn lo âu lan tỏa (Generalized Anxiety Disorder – GAD)
- Rối loạn hoảng sợ (Panic Disorder – PD)
- Rối loạn lo âu xã hội (Social Anxiety Disorder – SAD)
- Rối loạn ám ảnh cưỡng bức(Obsessive-Compulsive Disorder – OCD)
- Rối loạn stress sau sang chấn (Posttraumatic Stress Disorder – PTSD)
Trên thực tế, bệnh nhân cần phân biệt giữa chứng rối loạn lo âu bệnh lý và triệu chứng lo âu thông thường trong đời sống. Chúng thường được phân biệt thông qua các tiêu chuẩn như là khả năng kiểm soát tình trạng lo âu, thời gian các cơn lo âu kéo dài, cường độ,…
➢ Lo âu thông thường: xuất hiện cảm xúc lo âu phù hợp với sự việc gây lo âu. Trạng thái này sẽ mất đi khi sự kiện đó được giải quyết và kết thúc.
➢ Lo âu bệnh lý: xuất hiện không do nguyên nhân cụ thể hoặc biểu hiện quá mức. Cảm xúc lo âu thường diễn ra nặng và quá mức, gây khó chịu và căng thẳng kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng sống hằng ngày của bệnh nhân.
Nguyên nhân gây bệnh rối loạn lo âu
Bệnh rối loạn lo âu là bệnh lý không có nguyên nhân, bệnh do chủ quan của người bệnh hình thành, có thể liên quan đến yếu tố tâm thần hoặc yếu tố y học chung.
Dưới đây là một số rối loạn về cơ thể có thể là yếu tố trực tiếp dẫn đến chứng rối loạn lo âu, bao gồm:
- Cường giáp
- Hen
- Loạn nhịp tim
- Suy tim
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
- U tuỷ thượng thận
Ngoài ra, rối loạn lo âu có thể hình thành do ảnh hưởng từ một số loại thuốc như corticosteroid, cocain, amphetamin hoặc do các chất kích thích như ma túy, caffein,…
Biểu hiện của người mắc chứng rối loạn lo âu
Rối loạn lo âu bao gồm những cảm giác không rõ ràng đến sợ hãi hoảng loạn quá mức. Với mỗi trường hợp bệnh, khả năng chịu đựng mức độ lo âu có thể khác nhau tùy thuộc vào tình trạng bệnh. Các dấu hiệu bệnh rối loạn lo âu thường gặp như:
- Lo lắng, hoảng loạn quá mức về một sự việc bình thường
- Mệt mỏi, uể oải, đau nhức toàn thân
- Tim đập nhanh, hồi hộp, khó thở
- Chóng mặt, khô miệng, buồn nôn
- Giảm khả năng tập trung
- Run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều
- Rối loạn giấc ngủ
- Rối loạn tiêu hóa, thay đổi khẩu vị
- Cảm thấy nghi ngờ bản thân
- Ám ảnh trong suy nghĩ về một vấn đề nhiều lần
- Khó giữ bình tĩnh trước một vấn đề
Các triệu chứng trên của bệnh rối loạn lo âu thường dễ nhầm lẫn với trạng thái lo âu thông thường, do đó nếu không được xác định và điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển xấu như dẫn đến trầm cảm hoặc làm giảm chất lượng sống, khiến người bệnh luôn trong trạng thái lo lắng, sợ hãi quá mức, dẫn đến những hệ quả nghiêm trọng đến sức khỏe tinh thần và những yếu tố liên quan khác.
Điều trị Rối loạn lo âu kèm mộng tinh tại phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn
Chẩn đoán bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu như thế nào?
Vì rối loạn lo âu là bệnh lý tâm thần có thể đến từ nhiều yếu tố khác nhau ở mỗi người, do đó để chẩn đoán bệnh, các bác sĩ cần thông qua trò chuyện lâm sàng để đánh giá các tiêu chí xác định mức độ và tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân.
Tiêu chí đánh giá bệnh được sử dụng chính là Bảng hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần (DSM) của Hiệp hội Tâm thần Mỹ. Đây là tiêu chí đánh giá được các chuyên gia sức khỏe tâm thần áp dụng phổ biến để chẩn đoán cho các bệnh nhân mắc chứng rối loạn lo âu.
Dưới đây là một số các tiêu chí dựa trên chẩn đoán từ bảng thống kê các rối loạn tâm thần (DSM):
- Khó khăn trong việc kiểm soát các cảm xúc lo lắng, căng thẳng
- Lo lắng thái quá không ngừng trước một sự việc bình thường diễn ra.
- Lo lắng diễn ra không liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần, ví dụ như các cuộc tấn công hoảng loạn, lạm dụng chất kích thích hoặc rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD).
- Có ít nhất 3 trong số các triệu chứng sau ở người lớn hoặc trẻ em: mệt mỏi, khó tập trung, bồn chồn, khó chịu, cơ bắp căng thẳng hoặc khó ngủ.
Ngoài ra, nếu bệnh nhân có tiền sử gia đình có rối loạn lo âu thì cũng cần nói trước với bác sĩ tâm lý, vì đây được xem là thông tin hữu ích giúp việc đưa ra chẩn đoán được dễ dàng và chính xác hơn. Do một số bệnh nhân thừa hưởng các khuynh hướng của chứng rối loạn lo âu mà người thân họ mắc phải.
Các phương pháp điều trị bệnh rối loạn lo âu
Ngày nay, để điều trị chứng rối loạn lo âu, các chuyên gia đưa ra 2 phương pháp chữa trị kết hợp bao gồm: liệu pháp tâm lý đặc hiệu và điều trị thông qua thuốc. Tuy nhiên, dù là ở phương pháp điều trị nào, bệnh nhân cũng cần tuân thủ theo chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ tâm lý. Bệnh có thể đòi hỏi nhiều thời gian chữa trị, do đó bệnh nhân nên kiên trì đến cùng để hiệu quả được phác huy, tránh bỏ dở giữa chừng khiến kết quả điều trị không tốt như mong đợi.
Hai phương pháp điều trị chính của bệnh bao gồm:
Liệu pháp tâm lí trị liệu: Các chuyên gia tâm lý sẽ trò chuyện và lắng nghe tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải để từ đó tháo gỡ những khó khăn, khúc mắt trong suy nghĩ, tìm ra giải pháp giải quyết vấn đề phù hợp cho bệnh nhân.
Dùng thuốc: Bệnh rối loạn lo âu có thể được kiểm soát tốt dựa vào một số loại thuốc tây như nhóm thuốc ức chế beta, nhóm thuốc chống trầm cảm, chống lo âu,… Thời gian điều trị bằng phương pháp dùng thuốc có thể kéo dài từ 6 tháng – 1 năm , thậm chí là lâu hơn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân cần đến khám trực tiếp với các bác sĩ để được chẩn đoán và chỉ định loại thuốc phù hợp với tình trạng bệnh của mình. Người bệnh lưu ý không nên tự ý tăng hoặc giảm liều khi chưa có chỉ định của chuyên gia.
Trên đây là những thông tin căn bản về bệnh lý rối loạn lo âu đã được Dongy.org chúng tôi nghiên cứu và tổng hợp mà bệnh nhân có thể tham khảo để nhận biết và chữa trị kịp thời. Tuy đây không phải là căng bệnh nguy hiểm, người bệnh vẫn nên liên hệ các chuyên gia tâm lí để điều trị sớm nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường, tránh trường hợp để lâu sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng sống lâu dài.