Bệnh chàm được xem là một trong những vấn đề về da mà nhiều người hay mắc phải. Hiện nay, có rất nhiều cách để điều trị bệnh chàm và bạn có thể lựa chọn theo khả năng cũng như nhu cầu của mình. Trong đó, một trong số các phương pháp phổ biến đó chính là sử dụng những nguyên liệu tư nhiên trong dân gian.
Bài viết sau đây, Dongy.org sẽ tổng hợp 10 kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh chàm trong dân gian an toàn, hiệu quả nhất.
Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm hay còn gọi là Eczema, là một nhóm các tình trạng làm cho da bị viêm hay kích ứng. Trong đó, loại chàm phổ biến nhất mà nhiều người hay mắc phải đó là viêm da dị ứng hoặc chàm thể tạng. Đây là một dạng viêm da cấp hay mãn tính, thường sẽ tái phát lại nhiều lần gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy dai dẳng.
Khi các tế bào trên biểu bì da bị khô, sưng đỏ và bắt đầu xuất hiện các mụn nước li ti. Mụn nước này có thể vỡ ra, nứt và bong tróc vảy thành từng mảng gây ngứa ngáy khó chịu. Ngoài tên gọi khác là Eczema, bệnh chàm còn được gọi với nhiều cái tên khác như: Viêm da cơ địa, tổ đỉa,… là bệnh lý về da được giới y khoa nghiên cứu từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa có cách điều trị dứt điểm.
Xem thêm
Bệnh chàm (eczema) là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa
Top 5 các bài thuốc chữa bệnh mề đay bằng Đông Y cực kì hiệu quả
10+ Kinh Nghiệm và Mẹo chữa nổi mề đay trong dân gian
Có nên điều trị bệnh chàm bằng các phương pháp dân gian?
Bệnh chàm là một trong số những bệnh lý về da khó có thể chữa dứt điểm hoàn toàn. Chính vì thế, việc lựa chọn phương pháp để điều trị bệnh chàm cũng là một phần giúp bệnh tránh tái đi phát lại. Trong số đó, những mẹo trong dân gian từ trước đến nay luôn được người Việt Nam ưu tiên lựa chọn bởi tính an toàn mà lại vô cùng hiệu quả.
Hầu hết, phương pháp dân gian đều sử dụng các nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên 100% nên đảm bảo lành tính (chỉ một số trường hợp không thể thích ứng do cơ địa của từng người). Tuy nhiên, đối với cách điều trị này thì thời gian để nhận thấy được kết quả khá dài so với những phương pháp hiện đại khác. Đổi lại, hiệu quả mà nó mang lại sẽ được lâu hơn cũng như tránh tái phát lại nhiều lần.
10 kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh chàm trong dân gian an toàn, hiệu quả
Trong dân gian, có rất nhiều kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh chàm hiệu quả mà lại an toàn, đơn giản, có thể phù hợp với nhiều thể chàm khác nhau. Sau đây là 10 cách điều trị bệnh chàm bằng dân gian lành tính và hiệu quả để người bệnh có thể tham khảo.
Mẹo chữa bệnh chàm với lá ổi
Theo Y học Cổ truyền (Đông y), lá ổi là loại thảo dược có khả năng giúp kháng viêm, cầm máu và tiêu trừ các độc tố trong cơ thể. Chính vì thế, lá ổi thường được nhiều người sử dụng để chữa các bệnh như nhiễm trùng, tiêu chảy, viêm da dị ứng, chàm,…
Đối với Y học hiện đại, lá ổi chứa các thành phần như Flavonoid, Axit maslinic Tanin, Alpha limonene,… cũng có tác dụng chống viêm và chống nhiễm trùng. Song, lá ổi còn giúp làm dịu da, xóa bỏ cảm giác ngứa rát, khô da cho người bệnh.
Chuẩn bị
- 250g – 300g lá ổi tươi
Cách làm
- Chọn những lá ổi tươi, không có sâu bệnh mang đi rửa sạch, để thật ráo nước.
- Đun sôi 1 lít nước rồi thả lá ổi vào, đun thêm 5-7 phút thì tắt bếp.
- Khi nước lá ổi vẫn còn ấm, bạn dùng nước đó để rửa hoặc ngâm vùng da nhiễm bệnh trong vòng 30 phút.
Liều lượng
- Vệ sinh da nhẹ nhàng bằng nước lá ổi mỗi ngày một lần, duy trì trong vòng 1 tháng sẽ thấy bệnh dần cải thiện.
Chữa bệnh chàm mãn tính bằng lá sim
Chữa bệnh chàm bằng lá sim cũng là một trong những mẹo dân gian được nhiều người áp dụng bởi sự hiệu quả mà nó có thể mang lại. Tương tự với lá ổi, trong Đông y, lá sim được đánh giá là có tính bình, vị chát, có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, làm mát và dịu da.
Còn đối với các nghiên cứu khoa học, cho thấy trong lá sim có chứa nhiều hoạt chất rhodomyrtone. Hoạt chất này có tính kháng sinh tự nhiên, có công dụng kháng và diệt khuẩn cao.
Chuẩn bị
- 2 nắm lá sim tươi
Cách làm
- Đem lá sim tươi rửa sạch rồi cho vào nồi đun với nước cho đến khi nước cô lại như hỗn hợp cao là được.
- Sau khi vệ sinh vùng da bệnh sạch sẽ, bạn lấy một lượng vừa đủ hỗn hợp cao lá sim bôi lên da, để nguyên khoảng 20 phút.
- Rửa sạch lại với nước ấm và lau khô.
Liều lượng
- Áp dụng đều đặn 2 lần/ngày trong nhiều ngày để nhận được kết quả như ý.
Kinh nghiệm chữa bệnh chàm trong dân gian bằng nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội, được biết như một “thiên dược” khi nó có thể điều trị bách bệnh, đặc biệt là những vấn đề về da (trong đó có chàm). Thân cây nha đam chứa rất nhiều nước, vitamin và khoáng chất cực kỳ tốt cho da.
Ngoài ra, trong nha đam còn chứa các hợp chất như magie, acid salicylic, bradykinase,… giúp giảm sưng viêm, ngăn ngừa hiện tượng lão hóa, dưỡng ẩm, kích thích sản sinh collagen và đặc biệt là có thể loại bỏ những kích ứng đỏ trên da. Do đó, nha đam chính là một trong những sự lựa chọn hoàn hảo để có thể chữa trị chàm một cách lành tính và hiệu quả nhất trong dân gian.
Chuẩn bị
- 1 – 2 lá nha đam tươi
Cách làm
- Lấy nguyên liệu đã chuẩn bị, lọc bỏ vỏ xanh bên ngoài, giữ lại phần gel bên trong.
- Vệ sinh sạch vùng da bị chàm rồi lau khô bằng khăn mềm
- Bôi gel nha đam lên vùng da bị chàm, mẩn đỏ, để trong 20 phút rồi rửa sạch lại với nước
Liều lượng
- Nên thực hiện cách trị chàm bằng nha đam từ 2 đến 3 lần mỗi ngày trong nhiều ngày liên tục để đạt được hiệu quả tối ưu.
Cách điều trị bệnh chàm hiệu quả với cây núc nác
Một trong những cách dân gian điều trị bệnh chàm hiệu quả, chắc chắn không thể bỏ qua cây núc nác. Loại cây thảo dược này có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, chống kích ứng và nâng cao sức đề kháng rất tốt. Đồng thời giúp cải thiện các triệu chứng khác của bệnh, ngăn ngừa các dị nguyên có hại tấn công vào cơ thể.
Lưu ý: Kết hợp núc nác với các loại thảo dược khác sẽ tăng khả năng chữa bệnh chàm.
Chuẩn bị
- 50g vỏ cây núc nắc và vỏ cây hòe
- 30g hương nhu và lá khổ sâm
Cách làm
- Đem tất cả nguyên liệu vào nồi, đun cùng với lượng nước vừa phải trong vòng 10 -15 phút.
- Khi thấy nước chuyển màu thì tắt bếp để cho nguội bớt rồi đổ ra chậu nhỏ.
- Ngâm hoặc rửa phần da bị nhiễm bệnh với hỗn hợp nước trên. Sau đó dùng nước độ ấm vừa phải để rửa sạch lại.
Liều lượng
- Nên thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần và kiên trì trong một thời gian để thấy được hiệu quả rõ rệt.
Sử dụng dầu dừa điều trị chàm khô
Tương tự với nha đam, dầu dừa cũng được xem là một trong những nguyên liệu thiên nhiên nổi bật trong việc điều trị các thể loại chàm, trong đó có chàm khô. Trong dầu dừa có chứa nhiều thành phần và hoạt chất lành tính, có tác dụng kháng khuẩn, giảm đau, ngứa và có thể ngăn chặn được sự lây lan của bệnh chàm khô.
Tính đến hiện tại, đã có khá nhiều người đã điều trị thành công bệnh chàm bằng phương pháp dân gian này.
Chuẩn bị
- 1 lượng dầu dừa vừa đủ để thoa lên vùng da bị chàm
Cách làm
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị chàm, lau khô.
- Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ, thoa lên da và massage nhẹ nhàng từ 15 đến 30 phút.
- Rửa sạch lại bằng nước rồi lau khô da là được.
Liều lượng
- Bạn nên thực hiện cách trị bệnh này liên tục nhiều ngày để đạt được hiệu quả cao nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa thêm vào các món ăn để hỗ trợ điều trị bệnh.
Lá trầu không – Phương pháp dân gian chữa bệnh chàm hiệu quả
Trong Đông y, lá trầu không có tính ấm, vị cay, quy vào kinh tỳ, vị, phế. Vì vậy, lá trầu không được cho là loại thảo dược quý hiếm có thể chữa được bách bệnh như cảm lạnh, viêm họng, đau họng, đau đầu, đau nhức xương khớp và các bệnh ngoài da khác, trong đó có bệnh chàm.
Ngoài ra, trong khoa học cũng cho thấy lá trầu không có chứa nhiều hợp chất phenolic, tinh dầu như chavicol, phenol, beta – phenol hay các thành phần quý như allycatechol, engenol, caryphyllen, estragol, tanin,… Và tất cả đều là những dược chất có khả năng chống viêm, giảm đau, sưng, giảm mẩn ngứa và diệt khuẩn vô cùng hiệu quả.
Chuẩn bị
- 1 nắm lá trầu không tươi, sạch
Cách làm
- Rửa sạch nắm lá trầu không, sau đó đun sôi khoảng 2 lít nước, cho lá trầu không vào đun nhỏ lửa từ 15-20 phút.
- Pha nước lá trầu vừa đun với nước tắm rồi dùng tắm, vệ sinh vùng da bị chàm
- Lá trầu không bạn có thể dùng để vò nát, chà nhẹ lên da để tăng hiệu quả.
Liều lượng
- Thực hiện cách này 1 lần/ngày và duy trì trong vài tháng, bạn sẽ cảm nhận được kết quả rõ rệt.
Dưa leo chữa bệnh chàm lành tính tại nhà
Dưa leo chứa hàm lượng nước, khoáng chất và vitamin nên có thể giúp điều trị bệnh chàm da một cách nhanh chóng. Loại quả này được sử dụng để tăng độ ẩm cho da, giúp làm lành vùng da bị chàm. Đồng thời, dưa leo còn có khả năng làm giảm các cơn ngứa ngáy khó chịu và cải thiện được triệu chứng bóng tróc da hữu hiệu.
Đặc biệt, trong các thể chàm, dưa leo có thể chữa trị được chàm ngứa rất hiệu quả và nhanh chóng.
Chuẩn bị
- 2 quả dưa leo tươi, sạch
Cách làm
- Đem 2 quả dưa leo rửa sạch, ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút.
- Thái dưa thành từng lát mỏng rồi để trong tủ lạnh khoảng 30 phút.
- Sau đó lấy dưa leo ra đắp lên vùng da bị chàm trong vòng 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm.
Liều lượng
- Bạn nên thực hiện phương pháp trên 2-3 lần/ngày để mau chóng khỏi bệnh.
Trị tràm da bằng nghệ vàng
Trong dân gian, nghệ từ lâu đã được coi là dược liệu thiên nhiên hữu ích, có khả năng trị nhiều bệnh, trong đó bao gồm cả bệnh chàm. Nghệ có công dụng làm giảm sưng viêm, ngứa, giúp thu hẹp vùng da nhiễm bệnh, đặc biệt có thể hồi phục, giảm thâm và tái tạo da hiệu quả.
Chuẩn bị
- 1 củ nghệ tươi
Cách làm
- Đem củ nghệ đã chuẩn bị đi rửa sạch sau đó cho vào cối giã, lọc vỏ bã lấy nước cốt
- Làm sạch vùng da bị chàm rồi sử dụng bông hoặc khăn mềm thấm nước cốt nghệ thoa lên da.
Liều lượng
- Mỗi ngày thực hiện từ 2-3 lần đều đặn trong vòng 7-10 ngày sẽ thấy cải thiện tình trạng bệnh.
Cây đàn hương – Mẹo chữa bệnh chàm hiệu quả trong dân gian
Đàn hương là một trong những vị thuốc thảo dược quý vô cùng hữu ích trong các vấn đề liên quan đến da, đặc biệt là bệnh chàm. Trong Đông y, đàn hương có vị cay, tính ấm nên có thể giúp tiêu viêm, kháng khuẩn và giảm sưng hiệu quả.
Bên cạnh đó, khoa học đã nghiên cứu được loại thảo dược này có chứa nhiều hoạt chất như beta – santalol, santen, alpha santalol, teresantalic axit,… có công dụng cung cấp độ ẩm cho da, khử trùng, làm trắng và diệt khuẩn nhanh chóng.
Chuẩn bị
- 1 lượng bột đàn hương phù hợp
Cách làm
- Trộn bột đàn hương cùng với một chút nước đến khi tạo thành hỗn hợp sệt.
- Làm sạch vùng da tổn thương rồi bôi đều hỗn hợp đã chuẩn bị lên da.
- Giữ hỗn hợp đàn hương trên da trong vòng 10 phút rồi rửa lại với nước sạch.
Liều lượng
- Thực hiện mỗi ngày từ 1-2 lần và kiên trì ít nhất 1 tháng để có thể cảm nhận được kết quả.
Kinh nghiệm chữa bệnh chàm bằng lá khế
Một trong những kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh chàm trong dân gian mà bạn nên áp dụng là sử dụng lá khế. Theo Đông y, lá khế có tác dụng tán nhiệt, lợi tiểu, giảm đau, ngứa hiệu quả. Lá khế hỗ trợ trong việc chữa trị các bệnh ngoài da như chàm, nổi mề đay, viêm da dị ứng…
Theo các nghiên cứu hiện đại đã chỉ ra rằng lá khế chứa những thành phần có thể sát trùng, kháng viêm. Đồng thời giúp hồi phục vùng da tổn thương cho người bệnh.
Chuẩn bị
- 1 nắm lá khế
Cách làm
- Đem lá khế đã chuẩn bị đi rửa sạch rồi để ráo nước. Lưu ý không nên chọn lá bị sâu bệnh.
- Vò nát lá khế cho vào nồi cùng 1 lít nước. Đun sôi nước lá khế trong vòng 10 phút rồi tắt bếp.
- Lọc bỏ bã lấy nước uống.
Liều lượng
- Sử dụng từ 2-3 lần/ngày cho tới khi triệu chứng bệnh thuyên giảm hẳn.
Bài viết trên dongy.org cũng đã tổng hợp 10 kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh chàm trong dân gian an toàn, hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn chữa được bệnh chàm đơn giản và nhanh nhất.