Bệnh quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp ở mọi đối tượng, đặc biệt ở trẻ em. Hiện tại, chưa có thuốc đặc trị hiệu quả cho bệnh quai bị. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số hình ảnh bệnh quai bị phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo.
tuvan}
Xem thêm:
Bệnh quai bị có lây không và bệnh thường lây qua đường nào?
Tổng hợp kinh nghiệm và mẹo chữa bệnh quai bị bằng phương pháp dân gian
Liệt dây thần kinh số 7 nguy hiểm thế nào? Có thể chữa khỏi không?
10 Địa chỉ khám chữa liệt dây thần kinh số 7 uy tín tại TPHCM và Hà Nội
Bị méo miệng khám chữa ở đâu tại TP. HCM và Hà Nội?
10++Hình ảnh bệnh tay chân miệng qua các giai đoạn ở trẻ em và người lớn
50++ Hình Ảnh bệnh đậu mùa khỉ dễ nhận biết qua từng thể
Hình ảnh bệnh nhân bị quai bị
Ngoài dấu hiệu nhận biết trên khuôn mặt, thì các biểu hiện kèm theo thông thường của bệnh quai bị gồm:
- Sốt cao bất ngờ.
- Mất ngon miệng.
- Đau đầu.
- Sau 1-3 ngày sốt, các tuyến nước bọt sưng và đau nhức, có thể sưng ở một hoặc cả hai bên, gây biến dạng khuôn mặt, khó khăn trong việc nhai và nuốt. Đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh quai bị.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Đau cơ và mệt mỏi toàn thân.
- Có thể có sự sưng tại vùng bìu và đau tinh hoàn.
Hình ảnh bệnh quai bị ở người lớn
Hình ảnh bệnh quai bị ở phụ nữ
Các dấu hiệu của bệnh quai bị ở phụ nữ tương tự như dấu hiệu chung của bệnh này. Phụ nữ mắc bệnh quai bị, nếu không chú ý kiêng khem và điều trị đúng cách, có thể gặp biến chứng là viêm buồng trứng, đặc biệt là ở những phụ nữ đã qua tuổi dậy thì.
Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm và chẩn đoán khá khó. Các dấu hiệu của viêm buồng trứng bao gồm sốt, đau và cảm giác cục di động ở cả hai bên hố chậu, cùng với sự xuất hiện của rong huyết. Nếu chỉ có đau ở bên phải, có thể bị nhầm lẫn với viêm ruột thừa.
Đối với phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị, đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, bệnh có thể gây ra sẩy thai hoặc dẫn đến thai nhi có dị tật. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, nó có thể gây ra sinh non hoặc thai chết lưu. Vì vậy, đối với phụ nữ có ý định mang thai, nên tiêm phòng quai bị trước khi có thai.
Hình ảnh bệnh quai bị ở nam giới
Các dấu hiệu nhận biết quai bị ở nam giới nhìn chung cũng giống với những triệu chứng thông thường. Tuy nhiên vẫn sẽ có một vài điểm khác biệt mà nam giới cần nên lưu ý.
- Thường thì quai bị phát triển sau khi bệnh biểu hiện tại tuyến nước bọt trong khoảng thời gian 4-7 ngày. Tỷ lệ lây nhiễm cao nhất diễn ra trong 48 giờ trước khi triệu chứng bệnh xuất hiện. Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 12-25 ngày, thông thường là 18 ngày.
- Nam giới mắc quai bị thường có sốt cao từ 39-40 độ C, đau tinh hoàn, màu đỏ và sưng phù. Khi chạm vào tinh hoàn, người bệnh cảm thấy đau. Một số trường hợp có thể xuất hiện sưng to vùng bìu do dịch tràn vào màng bao tinh hoàn.
- Sau giai đoạn cấp tính, trong giai đoạn phục hồi, một số bệnh nhân có thể gặp biến chứng teo nhỏ tinh hoàn (một hoặc cả hai bên). Tinh hoàn có kích thước nhỏ hơn bình thường và có cấu trúc mềm hơn.
- Trong thời gian tiếp theo, bản thân người bệnh có thể cảm thấy rõ sự giảm sút trong khả năng tình dục của mình: giảm ham muốn, rối loạn chức năng tình dục từ nhẹ đến nặng, đặc biệt là giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, gây ra vấn đề về vô sinh nam sau này.
Hình ảnh bệnh quai bị ở trẻ em
Hầu hết các dấu hiệu của bệnh quai bị ở trẻ em tương đồng với triệu chứng của cảm cúm thông thường. Chúng thường xuất hiện khoảng 2 tuần sau khi trẻ tiếp xúc với virus quai bị và bị nhiễm virus, bao gồm:
- Sốt nhẹ trong 1-2 ngày đầu, sau đó sốt cao hơn 38 độ C trong 3-4 ngày.
- Mệt mỏi, cảm thấy khó chịu.
- Đau đầu.
- Nhức tai.
- Ớn lạnh, cảm giác sợ gió.
- Tiết nước bọt nhiều.
- Sưng và đau ở các tuyến nước bọt gần tai, đặc biệt khi trẻ bị kích thích vị giác.
- Sưng má (có thể một bên hoặc cả hai bên).
- Đau họng và đau ở góc hàm, khó chịu khi nhai, nói chuyện hoặc nuốt nước bọt.
- Thiếu ăn, ăn kém…
Trẻ bị quai bị có thể có hoặc không có triệu chứng rõ ràng của bệnh. Khoảng 1/3 số trẻ mắc quai bị không có triệu chứng hoặc chỉ có triệu chứng nhẹ. Vì vậy, khi có nghi ngờ về bệnh quai bị, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được kiểm tra và nhận hỗ trợ điều trị, dù các triệu chứng của bệnh thường nhẹ và khó xác định.
Hình ảnh các biến chứng của bệnh quai bị
Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh quai bị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng của bệnh quai bị bao gồm:
- Viêm tinh hoàn và biến chứng nghiêm trọng nhất là teo tinh hoàn, có thể dẫn đến vô sinh. Tuy nhiên, tỷ lệ teo tinh hoàn do quai bị khá thấp, chỉ khoảng 0,5%.
- Viêm buồng trứng: Bệnh nhân sẽ trải qua các triệu chứng đau bụng và rong kinh. Đặc biệt, phụ nữ mang thai mắc bệnh quai bị trong 3 tháng đầu có nguy cơ sảy thai hoặc thai chết lưu.
- Nhồi máu phổi: Nguyên nhân gốc rễ từ huyết khối trong tĩnh mạch tuyến tiền liệt.
- Viêm tụy cấp tính.
- Viêm cơ tim
- Viêm não, viêm màng não
Người lớn mắc bệnh quai bị thường có khả năng phát triển biến chứng nghiêm trọng hơn so với trẻ em. Mặc dù tỷ lệ xảy ra các biến chứng trên khá thấp, nhưng chúng vẫn mang tính nguy hiểm, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản mà còn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Hy vọng qua bài tổng hợp hình ảnh bệnh quai bị vừa rồi có thể giúp người bệnh nắm rõ hơn từng triệu chứng để điều trị kịp thời. Hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và chữa trị sớm nhé!