Đau khớp gối là một bệnh lý có thể gặp ở nhiều lứa tuổi, xuất phát từ những thói quen sinh hoạt không phù hợp hàng ngày. Mức độ nghiêm trọng của bệnh ở mỗi người là khác nhau, vì vậy việc tìm ra phương pháp chữa bệnh phù hợp là rất quan trọng.
Hiện nay chữa đau khớp gối bằng đông y đang là được xem như một phương pháp trị liệu hiệu quả được nhiều người tin tưởng.
Đau khớp gối theo y học cổ truyền là gì?
Đau khớp gối là bệnh lý xương khớp mãn tính phổ biến, thường xảy ra do phần sụn bị tổn thương, viêm nhiễm, bào mòn hoặc do hệ miễn dịch bị rối loạn, ảnh hưởng đến các chức năng vận động của khớp.
Xem Thêm : khớp gối kêu lục cục khi co duỗi không đau có nguy hiểm không
Tham khảo 8 bệnh viện, phòng khám xương khớp tốt nhất TP.HCM bạn nên biết
Theo quan điểm của y học cổ truyền, bệnh lý đau khớp gối, viêm khớp gối thuộc chứng Tý, sinh ra do phong hàn, thấp nhiệt xâm nhập vào cơ thể khiến cho khí huyết, kinh mạch tắc nghẽn.. Kết hợp với phần khí trong cơ thể không đủ, phủ tạng suy yếu, sức khỏe suy nhược gây ra mất cân bằng âm dương.
Đặc điểm của chứng Tý là phần khớp bị sưng đỏ nóng, đau nhức, viêm, gây ra khó khăn khi vận động. Bên cạnh đó, người bệnh có các dấu hiệu khác như sốt nhẹ, mệt mỏi, xanh xao và chán ăn.
Nguyên nhân của bệnh đau khớp gối theo y học cổ truyền
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên bệnh, được chia thành các nhóm sau:
-
Chấn thương dây chằng
Đây là hiện tượng rách phần dây chằng chéo trước, một trong bốn dây chằng nối xương chày với xương đùi. Chấn thương này thường thấy ở những người chơi bóng rổ, bóng đá hoặc các môn thể thao yêu cầu vận động nhiều, phải thay đổi tư thế đột ngột.
-
Rách sụn chêm
Sụn chêm là phần sụn có tác dụng giảm ma sát giữa xương chày và xương đùi. Phần sụn chêm khi bị rách hoặc kẹt trong khớp nếu đầu gối bị trẹo sang bên do phải chịu tác động lực đột ngột.
-
Gãy xương
Các xương ở đầu gối, bao gồm xương bánh chè, có thể bị gãy do ngã, tai nạn hoặc chấn thương. Đặc biệt, xương đầu gối gãy có thể chỉ do bước đi sai tư thế ở những người loãng xương.
-
Viêm gân bánh chè
Tình trạng này xảy ra khi có chấn thương ở phần gân xương bánh chè. Những người chạy bộ, đi xe đạp hoặc tham gia các hoạt động thể thao đòi hỏi những động tác nhảy có nguy cơ bị viêm cao hơn.
-
Trật khớp chè đùi
Đây là tình trạng khi xương bánh chè trượt ra khỏi vị trí ban đầu, lệch ra hẳn ngoài đầu gối do bị trẹo hoặc chịu tác động lực của một lực mạnh, gây đau và sưng đầu gối.
-
Bệnh Osgood-Schlatter
Tình trạng phổ biến xuất hiện ở thanh thiếu niên. Nó gây sưng đau phần bên dưới đầu gối, vị trí kết nối giữa gân từ xương bánh chè đến ống chân. Khi tập luyện quá sức và chỉ tập trung kích thích ở một điểm dưới đầu gối, có thể khiến vùng này bị đau.
4 giai đoạn của bệnh đau khớp gối theo y học cổ truyền
Tiêu chuẩn chẩn đoán đau khớp gối của Kelgrer và Lawrence (X-quang quy ước):
- Giai đoạn 1: Gai xương nhỏ xuất hiện hoặc nghi ngờ có gai xương.
- Giai đoạn 2: Gai xương mọc rõ.
- Giai đoạn 3: Bắt đầu hẹp khe khớp vừa, gai xương rõ.
- Giai đoạn 4: Hẹp khe khớp nhiều kèm xơ xương dưới sụn cùng với dính khớp.
Chữa đau khớp gối bằng Đông Y hiệu quả
Các phương pháp chữa bệnh đau khớp gối theo Đông Y
Đối với đau khớp gối thì việc điều trị triệu chứng và phục hồi chức năng là cực kì quan trọng. Mục đích của việc điều trị là giúp giảm đau cho người bệnh và duy trì khả năng vận động của khớp. Qua thực tiễn lâm sàng, để đạt được kết quả tốt nhất trong điều trị thì cần phải phối hợp toàn diện giữa phương pháp dùng thuốc và phương pháp không dùng thuốc của Đông Y như: châm cứu, vật lý trị liệu, chế độ nghỉ ngơi, bổ sung dinh dưỡng hợp lý. Tuỳ với mỗi tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định riêng.
Phương pháp dùng thuốc Đông Y
Trong kho tàng Y học cổ truyền vẫn còn lưu truyền nhiều bài thuốc trong điều trị bệnh đau như Bạch hổ thang, Thược dược tri mẫu thang, PT5,… mà đến nay vẫn thường được sử dụng rộng rãi. Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang thường được tham khảo và chỉ định nhất, có nhiều nghiên cứu cho rằng bài thuốc này đem lại hiệu quả tuyệt vời mà không gây hại cho cơ thể.
Các phương pháp không dùng thuốc
- Châm cứu do người có chuyên môn thực hiện, thường ngày 1 lần, một liệu trình từ 10 -20 lần châm.
- Điện phân (dùng dòng điện một chiều đều), có tác dụng tốt cho việc giảm đau và tăng nuôi dưỡng khớp, tránh teo cơ.
- Chế độ nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế đi lại khi khớp gối đau và sưng. Tránh đi bộ nhiều và thường xuyên đeo băng thun khớp gối.
- Chú ý về vấn đề giảm cân, ăn uống đối với các bệnh nhân có bệnh lý kèm như béo phì, đái tháo đường,…
- Vật lý trị liệu: phục hồi chức năng nhằm giảm đau, duy trì khả năng vận động khớp, làm mạnh cơ, ngăn ngừa tình trạng biến dạng khớp gối.
- Đạp xe đạp từ 20 – 30 phút/ ngày
- Nhiệt trị liệu: chiếu đèn hồng ngoại từ 15 – 30 phút/ ngày. Tắm nước khoáng nóng, đắp bùn…
Các bài thuốc chữa đau khớp gối theo Đông Y
Cách chữa bệnh bằng thuốc đông y được lưu truyền và sử dụng từ nhiều đời nay. Ưu điểm của biện pháp này là an toàn, không gây các tác dụng phụ, mang tới hiệu quả toàn diện. Những bài thuốc điều trị đau khớp gối thường được chỉ định là:
Độc hoạt ký sinh thang
Tác dụng: Bài thuốc này kết hợp nhiều dược liệu có đặc tính thông kinh lạc, trừ hàn và hoạt huyết để giải phóng ứ trệ ở các vùng khớp gối.
Nguyên liệu:
- Tang ký sinh 16g;
- Sinh địa, đẳng sâm, ngưu tất, độc hoạt, đương quy 12g ( mỗi loại)
- Bạch thược, phòng phong, phục linh 10g ( mỗi loại)
- Tần giao, xuyên khung 8g ( mỗi loại)
- Tế tân, cam thảo, quế chi 4g ( mỗi loại)
Cách thực hiện: Sắc thuốc uống hằng ngày, mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc.
Dược liệu tục đoạn
Tác dụng: Đây là bài thuốc phù hợp cho người viêm, đau khớp gối và thường có biểu hiện lạnh chân, tay.
Nguyên liệu:
- Đậu đen rang 24g
- Rễ cây xấu hổ, thổ phục linh 20g mỗi loại
- Nam tục đoạn, hà thủ ô, huyết đằng, kinh giới 16g mỗi loại
- Thạch xương bồ, chích cam thảo, đương quy 12g mỗi loại
- Thiên niên kiện, quế chi 10g mỗi loại
Thực hiện: Sắc các vị thuốc với 1 lít nước. Đun thuốc cho đến khi nước cạn còn 350ml, chia thuốc thành 2 lần và uống hết trong ngày.
Bài thuốc Đông y PT5
Tác dụng: bài thuốc này có tác dụng điều trị bệnh xương khớp gối gây ra bởi chứng phong hàn. Các thảo dược được sử dụng trong bài thuốc này có tính ấm nhằm trừ tính hàn, thông kinh hoạt lạc và tăng cường sức khỏe.
Nguyên liệu:
- Cỏ xước, thổ phục linh 16g mỗi loại
- Hà thủ ô; cây trinh nữ, sinh địa 12g mỗi loại
- Thiên niên kiện, lá lốt 10g mỗi loại
- Quế nhục 8g
Thực hiện: Sắc thuốc uống hằng ngày, mỗi ngày sử dụng 1 thang thuốc, sử dụng đều đặn để đảm bảo hiệu quả của thuốc.
Lưu ý vì hoạt chất trong thuốc cần thời gian thẩm thấu và khuếch tán nên người bệnh cần kiên trì sử dụng. Nếu bỏ dở thuốc giữa chừng, sẽ không có hiệu quả như mong đợi. Bên cạnh đó, khi đun thuốc, không nên đun lửa quá nhỏ hoặc chưa đủ thời gian đã bỏ ra sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả chữa bệnh của thuốc.
Đau khớp gối cần kiêng gì?
Người bệnh bị đau khớp gối, lưu ý nên tránh những thực phẩm sau đây:
- Các thực phẩm có chứa hàm lượng photpho cao như phủ tạng, thịt đỏ, thịt đóng hộp có chất bảo quản.
- Đồ ăn nhanh, đồ đã chế biến sẵn, thức ăn chiên nhiều dầu mỡ, chiên đi chiên lại nhiều lần.
- Đồ uống ngọt, nước ngọt có ga, bánh kẹo, món ăn nhiều đường hoặc muối.
- Các thực phẩm: chuối tiêu, cà ghém, cà pháo, canh cua, thịt chó.
- Các sản phẩm làm từ bơ sữa vì thành phần chứa nhiều chất béo bão hòa.
- Thịt mỡ, xúc xích, dăm bông… khiến cho lượng lipit máu tăng khiến tình trạng viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.
Lời kết
Bài viết trên đây đã đưa ra những thông tin chi tiết để giúp bạn trả lời các câu hỏi liên quan đến bệnh đau khớp gối và cách chữa đau khớp gối bằng Đông Y hiệu quả được nhiều người tin tưởng.