Châm cứu là hình thức điều trị có hiệu quả cao và đã xuất hiện từ rất lâu trong y học cổ truyền Trung Quốc. Tuy nhiên, có vài bệnh nhân không dám áp dụng phương pháp này vì e sợ cảm giác kim châm vào người gây đau đớn. Vậy châm cứu có đau không? Cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.
Tổng quan về phương pháp châm cứu
Châm cứu hoạt động như thế nào?
Trước khi đi vào tìm hiểu rằng châm cứu có đau không thì người bệnh nên biết được châm cứu được hoạt động như thế nào?
Châm cứu là một liệu pháp bổ sung cũng là một phần của y học cổ truyền Trung Quốc và đã tồn tại hơn 2.500 năm. Mục tiêu của châm cứu là loại bỏ các tắc nghẽn, giúp cân bằng dòng chảy năng lượng của cơ thể. Đồng thời cũng điều chỉnh sức khỏe cảm xúc, tinh thần và thể chất.
Châm cứu hoạt động bằng cách châm kim mỏng xuyên da vào các điểm huyệt trên cơ thể. Kích thích những vị trí này trên cơ thể ảnh hưởng đến dây thần kinh, cơ bắp và mô liên kết. Đặc biệt, phương pháp này được sử dụng phổ biến để điều trị các cơn đau, tăng cường sức khỏe và giảm stress hiệu quả.
Thời gian châm cứu là bao lâu?
Tùy theo tình trạng của mỗi người mà bác sĩ châm cứu sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, thông thường một đợt điều trị sẽ kéo dài trong khoảng thời gian:
Châm cứu mỗi ngày 1 lần và duy trì trong vòng 15 ngày.
Thời gian mỗi lần tiêm từ 15-20 phút.
Tuy nhiên, liệu trình châm cứu có thể kéo dài hoặc rút ngắn tùy theo liệu trình. Người bệnh cần nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ chứ không nhất thiết chỉ châm 15 ngày hoặc tự ý ngừng điều trị.
Châm cứu có đau không?
Nhắc đến châm cứu, mọi người sẽ liên tưởng ngay đến hình ảnh những chiếc kim đâm vào cơ thể, bệnh nhân có thể sẽ cảm thấy lo lắng và sợ hãi. Tuy nhiên, biện pháp này không gây đau đớn như bạn nghĩ. Với thiết kế mỏng, linh hoạt, khi đưa kim vào da, bệnh nhân chỉ có cảm giác đau nhói lúc đó chứ không có cảm giác đau dai dẳng.
Ngoài ra, khi châm cứu, bác sĩ thực hiện rất nhanh chóng. Khi kim xuyên qua da, bệnh nhân có thể sẽ không cảm thấy gì hoặc chỉ có cảm giác nhói nhẹ và cảm giác này trôi qua rất nhanh.
Tuy nhiên, nếu bạn bị ám ảnh và sợ hãi kim thì có thể nói với bác sĩ trước khi thực hiện. Giữ tâm lý thoải mái khi châm cứu sẽ giúp bác sĩ cũng như chính bản thân bạn được an toàn hơn.
Châm cứu có tác dụng phụ không?
Sau khi bạn đã biết được rằng châm cứu có đau không và câu trà lời là không, vậy tác dụng phụ của phương pháp này là gì?
Châm cứu có tác dụng hiệu quả cao với nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, nếu thực hiện châm cứu không đúng kỹ thuật, tay nghề kém sẽ gây ra chảy máu nếu châm trúng mạch máu hoặc gây tê dây thần kinh nếu châm trúng dây thần kinh.
Do đó, để châm cứu chữa bệnh hiệu quả, bệnh nhân cần tìm đến cơ sở y tế uy tín và chất lượng, đã được cấp giấy phép hoạt động hợp pháp như: Phòng khám y học cổ truyền Sài Gòn, bệnh viện châm cứu Trung Ương, bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108,…
Châm cứu có đau không? Người bệnh cần lưu ý những gì khi thực hiện châm cứu?
Để điều trị được nhiều bệnh lý bằng phương pháp châm cứu, bạn cần lưu ý một số điều trước và sau khi tiến hành châm cứu.
Trước khi châm cứu
Dưới đây là một số điều mà bệnh nhân cần lưu ý trước khi bắt đầu phương pháp trị bệnh này.
Người bệnh không nên ăn quá no hoặc nhịn đói trước khi châm cứu, chỉ nên bổ sung thực phẩm một cách vừa đủ.
Tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,…
Giữ tình thần thoải mái, tránh căng thẳng và stress.
Dành ra vài ngày nghỉ ngơi để có một thể trạng tốt nhất trước khi thực hiện châm cứu.
Sau khi châm cứu
Sau khi tiến hành châm cứu, bệnh nhân cần phải thực hiện một số điều như sau:
Nên ở lại cơ sở y tế khoảng 15-30 phút để tiện theo dõi thể trạng cơ thể.
Trong vòng 1-2 ngày đầu, người bệnh không được vận động mạnh hay khiêng vác những vật nặng.
Dành ra vài ngày để nghỉ ngơi lấy lại sức khỏe.
Chỉ nên luyện tập với các bài vận động nhẹ, phù hợp với thể trạng của bản thân.
Các biện pháp châm cứu phổ biến hiện nay
Điện châm
Khi các điện cực của máy điện châm được gắn vào kim châm cứu sẽ tạo ra dòng điện để tăng kích thích kim châm đi vào huyệt. Đồng thời có thể điều chỉnh cường độ dòng điện sao cho phù hợp với ngưỡng của bệnh nhân.
Cấy chỉ
Cấy chỉ là một liệu pháp mang lại hiệu quả cao vì nó được kết hợp giữa châm cứu cổ truyền và y học hiện đại. Sử dụng chỉ tự tiêu được đưa vào huyệt và lưu lại trong nhiều ngày. Do đó, bệnh nhân không cần đến bệnh viện để làm thủ thuật hàng ngày.
Thủy châm
Phương pháp châm cứu bằng thủy châm nghĩa là bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào các huyệt đạo trên cơ thể của người bệnh.
Ngải cứu
Dùng cây ngải cứu châm nóng để đưa trực tiếp vào huyệt hoặc đốc kim châm đi sâu vào huyệt, phục hồi tổn thương.
Châm cứu có đau không và đối tượng không nên châm cứu?
Như đã biết, châm cứu là phương pháp điều trị không đau và được coi là một trong những cách điều trị an toàn và ít xâm lấn. Tuy nhiên, những nhóm người sau đây không nên sử dụng phương pháp này:
- Bệnh nhân có cơ địa nhạy cảm, không thể chịu được các tác động của châm cứu.
- Người bị viêm nhiễm, lở loét và có dấu hiệu hở da.
- Bệnh nhân đang sốt, cảm hoặc lao động nặng nhọc.
- Bệnh nhân bị rối loạn chảy máu, thiếu máu hoặc các bệnh lý liên quan đến tim mạch.
- Người mắc bệnh tiểu đường, suy hô hấp, nhồi máu cơ tim hay huyết áp cao.
- Người gặp chấn thương vùng lưng, cổ, vai, gáy.
- Người bệnh mắc các vấn đề về thần kinh hoặc có tinh thần không ổn định.
Vậy châm cứu có đau không? Hy vọng bài viết trên có thể giải đáp cho mọi người về thắc mắc này. Mong rằng bạn đọc sẽ chọn được cho mình một phương pháp điều trị và phòng khám uy tín, phù hợp với tình trạng của bản thân.
Refer
https://www.healthline.com/health/does-acupuncture-hurt
https://www.mindbodygreen.com/articles/does-acupuncture-hurt/