Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN

Châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp – Liệu pháp Đông y an toàn, hiệu quả

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 1: BS.Nguyễn Thùy Ngoan

BS. Nguyễn Thanh Hậu

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 2: BS.Nguyễn Thanh Hậu

Ngày nay, các bệnh lý về xương khớp đang dần trở nên phổ biến hơn do tính chất công việc và tuổi tác của người bệnh. Bên cạnh việc điều trị bệnh bằng phương pháp Tây y, liệu pháp chữa bệnh bằng Y học cổ truyền qua châm cứu đang dần nhận được phản hồi tích cực vì kết quả mang lại và do không lạm dụng thuốc.

Châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp được biết đến là có công dụng giảm đau, chống viêm và giúp giãn cơ, từ đó giúp bệnh nhân điều trị hiệu quả căn bệnh viêm khớp.

Viêm khớp dạng thấp là bệnh gì?

Tổng quát về bệnh viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp) là bệnh lý phổ biến thường gặp ở người cao tuổi. Đây là một bệnh viêm đặc hiệu xảy ra ở các khớp hoặc phần trên cổ, gây tổn thương màng hoạt dịch, sụn và đầu xương dưới sụn khớp. 

Diễn biến lâu dài dẫn đến khớp bị sưng, đau nhức các cơ, dây chằng liên quan và biến dạng khớp.

viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp thường gây nhiều cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp

Đây một bệnh lý mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây nên. Nó xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công vào các mô trong chính cơ thể. Trong đó: 

  • Tác nhân gây bệnh: virus, vi khuẩn, dị nguyên xác định.
  • Do cơ địa: bệnh chủ yếu thường gặp ở nữ (70-80%) và độ tuổi trên 30. (60-70%).
  • Do di truyền: bệnh có yếu tố di truyền từ gia đình, liên quan với kháng nguyên hóa hợp tổ chức HLA DR4.
  • Các yếu tố thuận lợi khác: môi trường sống ẩm thấp, cơ thể suy yếu, bị nhiễm lạnh, chấn thương từ phẫu thuật.

Châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp trong YHCT

Nguyên tắc châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp

Châm cứu là gì?

Sử dụng kim châm đưa vào các điểm huyệt đạo trên cơ thể, từ đó kích thích dòng năng lượng đang bị tắc nghẽn có thể được giải phóng, giúp lưu thông kinh mạch, đả thông khí huyết, chữa tận gốc bệnh đang gặp phải.

châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp hiệu quả
Liệu pháp châm cứu chữa viêm khớp có những tác dụng khá tích cực đối với tình trạng viêm khớp

Nguyên tắc châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp

Đầu tiên, người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra tình trạng bệnh, mức độ và vị trí đau cùng với các triệu chứng kèm theo như sợ gió, sợ lạnh, lạnh tay chân,… Mục đích của việc kiểm tra bệnh nhằm giúp bác sĩ xác định chính xác vị trí huyệt đạo cần châm và lựa chọn phương pháp châm cứu thích hợp cho bệnh nhân (thủy châm, điện châm, cấy chỉ,…), từ đó giúp người bệnh đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.

Một số những huyệt đạo chủ đạo chữa viêm khớp tùy theo vị trí bị thương tổn như: 

  • Chi trên: Huyệt Hợp cốc, Kiên trung, Ngoại quan, Bát tà, Khúc trì
  • Chi dưới: Huyền chung, Dương lăng tuyền, Hoàn khiêu, Độc ty.
  • Khớp hàm dưới: Hợp cốc, Thính hội, Hạ quan.
  • Cột sống: Á môn, Ân môn, Kỷ huyệt

Quy trình châm cứu chữa viêm khớp

Các bước châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp bao gồm:

➤ Bước 1: Bác sĩ thăm khám, kiểm tra triệu chứng lâm sàng, tiền sử mắc bệnh, kiểm tra hình ảnh chẩn đoán các khớp viêm của bệnh nhân….

➤ Bước 2: Bác sĩ sẽ tư vấn các phác đồ điều trị, liệu trình châm cứu phù hợp cho bệnh nhân.

➤ Bước 3: Bác sĩ thực hiện châm cứu cho bệnh nhân. Bệnh nhân được hướng dẫn nằm, ngồi đúng tư thế để thuận lợi châm cứu. Sau khi xác định vị trí huyệt, bác sĩ sát trùng vùng da quanh đó, sau đó châm kim và dùng máy điện châm kích thích huyệt đạo.

➤ Bước 4: Kết thúc liệu trình, bác sĩ sẽ rút kim khỏi huyệt đạo và sát khuẩn vùng huyệt đạo vừa châm. Người bệnh sẽ được theo dõi sau châm cứu và nghỉ ngơi theo hướng dẫn từ bác sĩ. Bác sĩ sẽ hẹn lịch buổi châm cứu tiếp theo.

Lợi ích chữa viêm khớp bằng châm cứu

Châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp có công dụng chính là giúp người bệnh giảm đau nhức tại vị trí viêm. 

Bác sĩ khi châm cứu vào các vị trí phù hợp trên cơ thể bệnh nhân có thể kích thích tăng endorphin, tạo cảm giác thư giãn, đồng thời giảm nhẹ triệu chứng đau nhức và viêm. Trên thực tế, nhiều người còn ngủ quên trong suốt quá trình điều trị do cảm giác thư thái mà châm cứu mang lại.

Châm cứu giúp giảm đau hiệu quả và tạo cảm giác thư giãn trong quá trình điều trị

Một số lưu ý khi châm cứu chữa viêm khớp

Rủi ro khi châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp

Mặc dù châm cứu được xem là liệu pháp chữa viêm khớp hiệu quả, tuy nhiên có một số rủi ro liên quan đến phương pháp chữa bệnh này mà người bệnh có khả năng gặp phải tình trạng “vựng châm”.

Dấu hiệu gặp phải:

  • Đau hoặc bầm nhẹ, hoặc chảy máu tại vị trí đặt kim.
  • Co giật cơ bắp
  • Đau dạ dày
  • Cảm giác lâng lâng
  • Hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi
  • Mạch đập nhanh, sắc mặt nhợt.

Lưu ý: Nếu đang sử dụng máy điện châm thì tắt máy, sau đó rút kim ngay. Sau đó theo dõi tình trạng người bệnh, kèm lau mồ hôi, ủ ấm và cho nằm nghỉ tại chỗ.

Nếu có chảy máu, nên sử dụng bông gòn vô khuẩn ấn lên vị trí tổn thương, cầm máu, không day.

Đối tượng không nên châm cứu

Dưới đây là một số các đối tượng không nên điều trị bệnh bằng phương pháp này:

  • Người bị rối loạn chảy máu (máu khó đông): Khó kiềm được máu khi rút kim.
  • Người đang mang thai: Do một số phương pháp điều trị bằng châm cứu dẫn đến chuyển dạ sớm.
  • Người có vấn đề về tim mạch: Nếu bạn sử dụng máy trợ tim, việc châm cứu bằng nhiệt hoặc xung điện có thể gây ra sự cố với thiết bị của bạn.

Ngoài ra, khi lựa chọn một chuyên gia châm cứu, cần tìm chuyên gia đã được cấp phép, vì họ sẽ được đào tạo kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, kim châm khi sử dụng phải là kim vô trùng. Vì nếu dùng kim tiêm không vô trùng có thể gây nhiễm trùng, vi khuẩn và vi rút có thể xâm nhập vào máu của bạn. Nên dùng kim được đóng gói sẵn, chưa qua sử dụng.

Kim châm cứu cần được tiệt trùng trước khi bắt đầu điều trị

Điều quan trọng là không thay thế châm cứu bằng bất kỳ phương pháp điều trị khác không theo chỉ định của bác sĩ. Châm cứu có hiệu quả tốt nhất khi kết hợp với sử dụng thuốc.

Những phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp khác

Điều trị tự nhiên không dùng thuốc

Các phương pháp phục hồi chức năng

Ngoài phương pháp châm cứu, người bệnh còn có thể tập luyện bằng cách tập vật lý trị liệu để chống co rút gân, teo cơ,… 

Các kỹ thuật và động tác thực hiện nên tham khảo và làm theo Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng của Bộ Y tế và các hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành Phục hồi chức năng khác do các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Thái cực quyền

Thái cực quyền cũng có thể có lợi. Chuyển động chậm của môn võ có thể giúp máu lưu thông và tăng tính linh hoạt. Các bài tập bổ sung cũng có thể hữu ích, đặc biệt là bài tập dưới nước.

Xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt cũng được xem là một phương pháp điều trị hiệu quả bệnh viêm khớp. Phương pháp này sử dụng lực ấn từ tay để tác dụng vào huyệt đạo thay vì dùng kim châm như châm cứu. Lợi ích của hai phương pháp này gần giống như nhau là đều kích thích, đả thông kinh lạc, tăng cường lưu thông máu huyết. Từ đó giúp giãn cơ và giảm đau hiệu quả.

Bấm huyệt điều trị viêm khớp là một trong những phương pháp điều trị hiệu quả được nhiều người dùng

Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật

Một trong những cách điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp trực tiếp và nhanh chóng đó là chữa bằng phẫu thuật. Hiện nay có các phương pháp phẫu thuật như là:

Phẫu thuật nội soi: Mục đích chính là loại bỏ lớp lót bị viêm, thường được dùng để điều trị viêm khớp dạng thấp ở vị trí đầu gối, cổ tay, khuỷu tay, ngón tay và hông.

Phẫu thuật ổn định khớp: Thường được chỉ định nhằm giúp ổn định hoặc điều chỉnh các khớp và giảm đau.

Phẫu thuật điều chỉnh gân: Viêm và tổn thương các khớp có thể làm gân bị lỏng hoặc vỡ. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để cải thiện các tổn thương ở xung quanh khớp.

Phẫu thuật thay khớp: Trong các trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật thay khớp để loại bỏ toàn bộ khớp bị tổn thương, viêm và chèn một khớp nhân tạo bằng kim loại hoặc nhựa để thay thế.

Dù phẫu thuật có thể cải thiện các chức năng khớp, tuy nhiên có nguy cơ gây chảy máu, nhiễm trùng và gây đau nghiêm trọng. Vì thế, người bệnh nên cân nhắc và trao đổi với bác sĩ về các rủi ro không mong muốn và lợi ích trước khi tiến hành phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc

Thuốc Tây Y

  • Thuốc giảm đau:

Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID) như Naproxen Natri và Ibuprofen có thể hỗ trợ chống viêm và giảm đau. Tác dụng phụ phổ biến bao gồm đau dạ dày, tổn thương thận và các vấn đề khác về tim.

Thuốc Corticosteroid hỗ trợ làm giảm cơn đau và làm chậm tổn thương các khớp. Tác dụng phụ của nó bao gồm làm tăng nguy cơ loãng xương, tăng cân và gây loãng xương.

Thuốc giảm đau không kê đơn Acetaminophen hỗ trợ làm cắt các cơn đau nhanh chóng, hiệu quả.

  • Thuốc làm chậm ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp:

Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs): Là những loại thuốc hoạt động bằng cách ngăn ngừa các phản ứng của hệ thống miễn dịch trong cơ thể. Điều này có thể làm chậm sự phát triển của bệnh viêm khớp dạng thấp. Các loại phổ biến bao gồm Methotrexate, Leflunomide và Sulfasalazine.

  • Thuốc sinh học:

Còn được biết đến là thuốc làm thay đổi, ngăn ngừa  hoạt động của hệ thống miễn dịch mà gây viêm tổn thương các khớp và mô. Tuy nhiên, thuốc cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Các loại phổ biến bao gồm Abatacept, Rituximab hoặc Baricitinib. Sử dụng thuốc sinh học theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro rối loạn không mong muốn.

  • Chất ức chế Janus kinase:

Đây là một loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp mới có công dụng ngăn chặn các hoạt động của hệ thống miễn dịch. Thuốc có thể ngăn ngừa viêm và ngăn chặn các tổn thương khớp khi thuốc sinh học hoặc DMARD không mang lại hiệu quả.

Dùng thuốc tây có thể điêu trị bệnh viêm khớp tuy nhiên dễ có khả năng bị lạm dụng thuốc và tác dụng phụ.

Thuốc Đông Y

Ngoài phương pháp châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp, trong Y học cổ truyền còn có các phương pháp điều trị hiệu quả bệnh này. Một số bài thuốc và dược liệu Đông y giúp giảm triệu chứng bệnh thường dùng như là:

  • Bổ khí huyết, lưu thông tuần hoàn máu: Đảng sâm, hoàng kỳ,…
  • Hoạt huyết, thông kinh lạc: Đan sâm, đào nhân, xuyên khung,…
  • Thanh nhiệt: Địa cốt bì, huyền sâm, sinh địa,.
Điều trị viêm khớp bằng thuốc Đông Y cũng là phương pháp chữa trị hiệu quả (Nguồn: Phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn)

Như đã được chứng minh, châm cứu chữa viêm khớp dạng thấp giúp làm giảm triệu chứng và chữa tận gốc bệnh, thay thế cho việc dùng thuốc. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tốt nhất, bạn nên kết hợp châm cứu với một chế độ sinh hoạt, luyện tập và dinh dưỡng lành mạnh. Bạn nên tham khảo lời khuyên từ những bác sĩ, chuyên gia châm cứu có chuyên môn cao và đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Hiện nay, Phòng Khám Y học Cổ Truyền Sài Gòn là một trong những địa chỉ uy tín và chất lượng mà bạn có thể đến khám.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn của chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế và bác sĩ!

Refer:

https://www.healthline.com/health/rheumatoid-arthritis/acupuncture

https://www.hss.edu/conditions_acupuncture-can-it-help-rheumatoid-arthritis.asp#:~:text=Acupuncture%20can%2C%20however%2C%20help%20with,with%20RA%20disease%2Dmodifying%20medications.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899