Châm cứu chữa mất ngủ là cách trị bệnh dân gian áp dụng phương pháp y học cổ truyền. Mất ngủ có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, sức khỏe, công việc…
Dưới đây sẽ là một vài thông tin tổng quan về bệnh mất ngủ mà bạn có thể tham khảo.
Tổng quan về bệnh mất ngủ
Nguyên nhân
- Áp lực cuộc sống khiến bạn khó ngủ, căng thẳng hoặc chấn thương cũng dẫn đến chứng mất ngủ.
- Sử dụng các thiết bị điện tử nhiều trước khi ngủ, hoạt động thể lực quá sức trước khi đi ngủ, môi trường ngủ không thoải mái…
- Ăn quá nhiều vào buổi tối trước khi đi ngủ. Ăn quá sát giờ ngủ có thể gây ợ nóng, trào ngược thức ăn lên thực quản gây cảm giác rát, khó chịu khiến cơ thể không ngủ được.
- Lịch trình du lịch hoặc làm việc khiến cơ thể bị thay đổi múi giờ. Điều này làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể, dẫn đến mất ngủ.
- Thuốc cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến mất ngủ.
- Các bệnh mãn tính bao gồm đau mãn tính, ung thư, bệnh tim, hen suyễn, trào ngược dạ dày thực quản, cường giáp, bệnh Parkinson và Alzheimer.
- Ngưng thở khi ngủ cũng gây gián đoạn giấc ngủ.
- Mất ngủ do tuổi tác.
- Ít vận động hoặc giao tiếp xã hội.
Triệu chứng của mất ngủ
Giấc ngủ chất lượng cao sẽ khiến cơ thể sảng khoái, tỉnh táo hơn, tập trung hiệu quả hơn. Mất ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ, được biểu hiện qua các triệu chứng sau:
- Ngủ không sâu.
- Khó đi vào giấc ngủ.
- Thức dậy vào lúc nửa đêm và không thể ngủ lại.
- Cảm thấy mệt mỏi khi thức dậy.
Tác dụng của phương pháp châm cứu chữa mất ngủ
Việc tác động trực tiếp lên các điểm huyệt bằng kim châm, giúp tăng cường lưu thông khí huyết, giải quyết tắc nghẽn, kiện tỳ, dưỡng tâm. Từ đó, có tác dụng điều trị chứng mất ngủ.
Ngoài ra, hiệu quả của việc chữa mất ngủ bằng phương pháp châm cứu đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu như sau:
- Cải thiện được tình trạng mất ngủ, ngủ không sâu sau khoảng 1 – 2 liệu trình.
- Đây là phương pháp điều trị an toàn, không tác dụng phụ, không gây đau cho người bệnh.
- Đặc biệt, tác dụng của phương pháp châm cứu chữa mất ngủ này giúp bệnh nhân không bị phụ thuộc vào thuốc.
Phác đồ châm cứu chữa mất ngủ
Dựa vào nguyên nhân chính gây ra bệnh mất ngủ, cũng như tình trạng hiện tại của người bệnh đang gặp phải mà bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu theo từng huyệt vị khác nhau:
Do tâm huyết hư
Khi người bệnh mất ngủ do tâm huyết hư thì bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu vào các huyệt như: Nội quan, Tâm du, Thần môn, Trung đô, Thái xung, Cách du, Huyết hải.
Do Tâm – Tỳ suy yếu
Người bệnh mất ngủ do Tâm – Tỳ suy yếu thì sẽ tiến hành châm cứu vào các huyệt như: Tam âm giao, Nội quan, Thận du, Tâm du, Cách du, Túc tam lý, Thái bạch.
Do Tâm – Thận bất giao
Khi bệnh nhân mất ngủ bởi Tâm – Thận bất giao, bác sĩ sẽ thực hiện châm cứu tác động vào huyệt vị Tam âm giao, Quan nguyên, Thận du, Khí hải, Thái khê.
Do Can huyết hư
Bệnh nhân bị rối loạn giấc ngủ do Can huyết hư sẽ châm cứu vào các huyệt vị như: Can du, Cách du, Huyết hải, Thái xung, Tam âm giao.
Do Thận âm hư – Can, Đởm hỏa vượng
Mất ngủ do Thận âm hư – Can, Đởm hỏa vượng sẽ châm cứu vào các huyệt vị như: Tam âm giao, Tả bách hội, Quan nguyên, Thận du, Khí hải, Thái xung, Khâu hư.
Do vị khí không điều hòa
Châm cứu các huyệt vị Tả thiên đột, Trung quản, Thái bạch, Thiên khu, Tam âm giao, Túc tam lý, Nội quan, Tỳ du, Vị du.
Các huyệt châm cứu chữa mất ngủ
Phong Trì
Các huyệt Phong Trì nằm ở hai bên và chạy đối xứng nhau qua đường cột sống sau gáy. Đây là nơi kết thúc của đường chân tóc, ngay dưới nơi cổ gặp đường cong của hộp sọ.
Nội Quan
Huyệt Nội Quan nằm ở mặt trong của cổ tay, không xa nơi thường đặt tay để bắt mạch, châm cứu chữa mất ngủ bằng cách bấm huyệt này sẽ thực sự dễ trở thành thói quen trước khi đi ngủ.
Mọi người có thể dễ dàng tìm thấy điểm Nội Quan nằm giữa hai đường gân của cổ tay. Dùng ngón tay cái ấn nhẹ vào cổ tay sẽ thấy hai đường gân nổi rõ. Ở giữa đó được gọi là Nội Quan.
Thái Khê
Châm cứu bấm huyệt chữa chứng mất ngủ khi bấm huyệt Thái Khê là ở bàn chân. Đi theo gót từ lòng bàn chân và đi vào trong đến mắt cá chân. Trước khi chạm vào bên trong mắt cá, bạn sẽ nhận thấy một vết lõm nhỏ giữa các gân, Đây là huyệt Thái Khê, bằng cách tạo một áp lực nhẹ nhưng nhất quán, cơ thể sẽ trở nên thư thái hơn và sẵn sàng đi vào giấc ngủ.
An Miên
Một trong những huyệt dễ dàng nhất để điều trị chứng mất ngủ, đó là An Miên. Huyệt này thường nằm ở vị trí ngay sau tai, rất dễ dàng tìm thấy. Nói một cách chính xác hơn, thì An Miên thường nằm giữa dái tai và chân tóc sau gáy.
Xoa bóp vị trí này bằng ngón tay cái hoặc ngón trỏ trước khi ngủ sẽ giúp bạn nhanh chóng bắt đầu cảm thấy nhịp tim của mình chậm lại, khiến cho não bộ có thể sẵn sàng chìm vào giấc ngủ.
Thần Môn
Còn được gọi là huyệt Thần Nam, đây là một điểm rất dễ đi vào giấc ngủ. Để xác định điểm Thần Môn, hãy di chuyển tay từ ngón út xuống cho đến khi bạn gặp nếp gấp ở cổ tay. Sau đó, nhẹ nhàng ấn vào đây bằng ngón tay cái của bàn tay kia và bạn sẽ nhận thấy một khoảng trống giữa các gân, nơi có thể tạo áp lực.
Ấn Đường
Có lẽ một trong những huyệt châm cứu nổi tiếng nhất là Ấn Đường,với vị trí của huyệt nằm giữa hai mắt. Ấn nhẹ giữa mắt và lông mày bằng ngón tay hoặc ngón cái.
An Tâm Giao
Tuyệt đối bạn sẽ không thể tìm thấy được vị trí của huyệt An Tâm Giao khi đang trong tư thế ngủ, trừ khi đó là tư thế ngủ nghiêng.
Để tìm thấy huyệt An Tâm Giao, cách đơn giản là xác định vị trí trên cùng của mắt cá chân. Ấn nhẹ lên điểm cao nhất của mắt cá chân và sau đó tìm phần xương tròn giống như quả bóng. Từ đây, đo chiều rộng bốn ngón tay tính đến chân và ấn nhẹ, bạn sẽ thấy có một vết lõm nhỏ ở giữa hai gân là huyệt An Tâm Giao .
Bên trên là tất cả thông tin cơ bản về phương pháp châm cứu chữa mất ngủ như nguyên nhân, triệu chứng, tác dụng hay các huyệt châm cứu phổ biến. Để cải thiện được tình trạng giấc ngủ, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ tại phòng khám YHCT Sài Gòn.
Refer
https://www.healthline.com/health/acupuncture-for-sleep#how-it-works
https://www.verywellhealth.com/acupuncture-for-insomnia-5221486