Châm cứu chữa đau thần kinh tọa là gì? Có thực sự hiệu quả? Cũng như tác dụng của châm cứu trong điều trị đau thần kinh tọa như thế nào? Có điều gì cần lưu ý hay không? Đừng bỏ qua bài viết chia sẻ sau đây, mọi thông tin cần thiết sẽ được bật mí ngay bên dưới.
Tổng quan về bệnh đau thần kinh tọa
Nguyên nhân
Đau thần kinh tọa thường sẽ xảy ra bởi sự tác động của những yếu tố sau hoặc một số nguyên nhân như:
- Do thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, chèn ép trực tiếp vào dây thần kinh tọa.
- Chấn thương, viêm khớp thoái hóa gây kích ứng hoặc sưng dây thần kinh tọa, viêm đĩa đệm, chấn thương đốt sống (thường là bệnh lao, vi khuẩn, khối u)
- Hiếm gặp nhất là chèn ép dây thần kinh tọa do biến chứng từ khối u, cơ, chảy máu trong, nhiễm trùng và chấn thương (ví dụ: gãy xương chậu, chấn thương, mang thai).
Triệu chứng
- Cơn đau xuất phát từ vùng lưng đến chân là thường gặp nhất.
- Cơn đau thường xuất hiện liên tục đôi khi có cơn bộc phát.
- Đôi khi người bệnh có dị cảm thay vì đau như tê, nóng, cảm giác kiến bò bên chi, đau như dao đâm).
- Tổn thương L5: Cơn đau từ thắt lưng xuống mông rồi ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, trước mắt cá ngoài, từ mu bàn chân đến ngón cái.
- Tổn thương S1: Cơn đau từ thắt lưng xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân, gót và lòng bàn chân bờ ngoài đến ngón út.
Châm cứu chữa đau thần kinh tọa là gì? Có thực sự hiệu quả?
Đây là phương pháp điều trị có thể cải thiện chức năng chi dưới lên đến 80% trong trường hợp đau thắt lưng lan xuống mông, nó giúp giảm đau bổ trợ cho các cơn đau mãn tính, và được coi là phương pháp điều trị tốt nhất, có thể chữa khỏi nhiều bệnh và rối loạn.
Trong khi thực hiện châm cứu, người bệnh gặp phải nhiều cảm giác phức tạp như đau, tê và căng ở các mô sâu bên dưới huyệt, nhưng đây là điều cần thiết để giảm đau.
Châm cứu sẽ sử dụng những cây kim mỏng, mảnh và dài để châm vào các huyệt đạo nhằm khai thông kinh mạch và giúp lưu thông máu. Từ đó sẽ giúp giảm chèn ép dây thần kinh – Nguyên nhân trực tiếp gây ra các triệu chứng như đau và tê.
Xem thêm CHÂM CỨU ĐAU KHỚP GỐI CÓ THỰC SỰ HIỆU QUẢ? TÁC DỤNG VÀ LƯU Ý
châm cứu sai huyệt có nguy hiểm không ?
6 ĐỊA CHỈ CHÂM CỨU BẤM HUYỆT UY TÍN TẠI TP HCM VÀ HÀ NỘI Bạn Nên Biết
Tác dụng của châm cứu trong điều trị đau thần kinh tọa
Giúp giảm đau nhanh, đả thông kinh mạch
Loại bỏ các khối ứ đọng lâu ngày trong cơ thể. Việc sử dụng kim châm cứu vào các huyệt đạo sẽ tạo ra phản ứng kích thích. Khi đó, hệ thần kinh trung ương sẽ sản sinh ra “thuốc giảm đau tự nhiên” nội sinh bên trong.
Lưu thông máu, điều hòa khí huyết
Châm cứu là biện pháp giúp kích thích tới các dây thần kinh, đả thông mạch máu tới các cơ quan. Nhờ đó mà các rễ thần kinh bị tổn thương, không được cung cấp đủ máu để nuôi dưỡng cơ thể sẽ được lưu thông tuần hoàn máu, điều hòa khí huyết và hỗ trợ tăng cường chức năng xương khớp.
Thư giãn các cơ xương
Hầu hết, những người bệnh bị đau thần kinh tọa, các cơ xương của họ đều sẽ bị co cứng, dẫn đến ma sát và gây ra đau nhức khiến đi lại khó khăn, cũng như vận động bị hạn chế.
Chính vì thế, sử dụng phương pháp châm cứu sẽ giúp thư giãn các khớp xương bị tê liệt và co cứng do lâu ngày không vận động.
Cách thực hiện châm cứu chữa đau thần kinh tọa
Theo phác đồ châm cứu chữa đau thần kinh tọa, người bệnh nên áp dụng và thực hiện theo những cách sau:
- Khám sức khỏe tổng quát sau đó xác định bệnh lý đau thần kinh tọa, các triệu chứng đặc trưng.
- Bệnh nhân thả lỏng cơ thể để bác sĩ thực hiện châm cứu.
- Dùng kim đâm vào các huyệt đạo ở các độ sâu khác nhau.
- Đối với thắt lưng, do cơ dày hơn nên có thể châm sâu 1-2 inch, và các điểm dọc theo cột sống có thể cắm thẳng hoặc chéo vào đường giữa, sâu 1-1,5 inch.
- Thực hiện các thao tác sau khi tiêm như tiến, lùi và quay kim để tạo ra các xung điện và nhiệt.
- Giữ kim châm trong khoảng từ 10-20 phút.
- Nghỉ ngơi sau khi thực hiện châm cứu.
Châm cứu thường được sử dụng lâu dài trong điều trị đau thần kinh tọa, do phương pháp này chủ yếu dùng để thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm đau nên cần tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Lưu ý khi châm cứu chữa đau thần kinh tọa
Theo bs. Nguyễn Thùy Ngoan của phòng khám YHCT Sài Gòn cho biết, khi tiến hành châm cứu, người bệnh cần phải lưu ý một số điều quan trọng như sau:
- Khi thực hiện châm cứu cần phải nằm ở tư thế thích hợp, nếu không sẽ dễ bị mệt lả, choáng váng và dễ xảy ra các tai nạn như cong kim, gãy kim khi đột ngột thay đổi thế.
- Không tự ý châm cứu tại nhà nếu như không có chuyên môn.
- Phương pháp châm cứu chữa đau thần kinh tọa là phương pháp bảo tồn chứ không có tác dụng điều trị tận gốc.
- Không áp dụng cho một số đối tượng không thuộc phạm vi.
- Nên tham khảo trước ý kiến của những người có chuyên môn.
- Không được đổi tư thế nhanh trong quá trình thực hiện châm cứu.
- Có thể áp dụng thêm với các phương pháp hỗ trợ khác như: Giác hơi, xoa bóp bấm huyệt,…
Đối tượng không nên châm cứu chữa đau thần kinh tọa
Để việc châm cứu điều trị đau thần kinh tọa trở nên suôn sẻ hơn, bệnh nhân cần lưu ý một số đối tượng không nên thực hiện phương pháp này, bao gồm:
- Người có tâm thần bất ổn, chấn thương.
- Người đang cảm lạnh.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú.
- Người đang quá no hoặc quá đói.
- Người bị rối loạn chảy máu hoặc thiếu máu.
Trên đây là một số thông tin về phương pháp châm cứu chữa đau thần kinh tọa mà người bệnh cần phải tham khảo qua. Để đạt được hiệu quả tối đa, bệnh nhân cần tìm đến bác sĩ có chuyên môn cao và thăm khám tại nơi có chất lượng, uy tín.
Refer
https://www.americanchiropractors.org/sciatica/acupressure-points-for-sciatica/