Bệnh viêm da cơ địa là một căn bệnh viêm da mãn tính có thể gặp ở mọi lứa tuổi, giới tính, bệnh rất khó nhận biết.
Vì vậy, trong bài viết này Dongy.org sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin cần thiết về bệnh viêm da cơ địa để giúp bạn có thêm kiến thức phát hiện, tìm hướng điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả.
Xem thêm
[Chia Sẻ] 8 Địa Chỉ phòng khám chữa viêm da cơ địa tốt và uy tín ở TP HCM
10++ Bác sĩ chữa viêm da cơ địa giỏi ở TPHCM và Hà Nội
[Mách Bạn] 15 Địa Chỉ Bệnh viện, phòng khám chữa viêm da dị ứng uy tín ở TP HCM
[Tổng hợp] 8 địa chỉ chữa viêm da tiết bã triệt để ở TPHCM – Hà Nội
[Danh sách] 10 bác sĩ chữa viêm da tiết bã tay nghề cao ở TPHCM – Hà Nội
TỔNG QUAN
Bệnh viêm da cơ địa là gì?
Bệnh viêm da cơ địa là một bệnh lý mãn tính về da, tái phát nhiều lần, biểu hiện với những mảng da bị ửng đỏ, ngứa ngáy, khô nứt nẻ và có mụn nước trên da. Bệnh có yếu tố di truyền khởi phát từ giai đoạn sơ sinh.
Bệnh viêm da cơ địa là thể đặc biệt của bệnh chàm, với nhiều loại viêm da có đặc điểm khá giống nhau như:
- Chàm ở tay: do tiếp xúc với các hóa chất gây kích ứng, tổn thương ở tay
- Bệnh viêm da tiếp xúc: da bị tổn thương do tiếp xúc với một số hóa chất
- Bệnh viêm da ứ nước: xuất hiện ở cẳng chân kích ứng da do hệ tuần hoàn kém
- Bệnh viêm da thần kinh: mảng da dày lên do bị chà xát, gãi nhiều
- Tổ đỉa: xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân bị chàm, mụn nước gây ngứa
- Nứt nẻ da tay, chân: bệnh mạn tính của bệnh chàm, da tăng sừng quá mức gây ra những đường nứt, chảy máu và đau nhiều.
Biến chứng bệnh viêm da cơ địa
- Hơn 50% trẻ bị bệnh viêm da cơ địa sẽ biến chứng thành bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô.
- Biến chứng thành viêm da thần kinh mạn tính, biểu hiện da có vảy và ngứa, càng gãi sẽ càng ngứa khiến vùng da tổn thương, dày lên và đổi màu.
- Nhiễm trùng da do gãi nhiều tạo thành các vết loét, vết nứt, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.
- Biến chứng thành viêm da tay gây khó chịu, đặc biệt với người làm việc trong môi trường ẩm ướt, chất tẩy.
- Viêm da tiếp xúc dị ứng, kích ứng do tiếp xúc với các hóa chất, ô nhiễm môi trường,…
- Việc ngứa nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ, thức dậy lúc nửa đêm,…
NGUYÊN NHÂN & DẤU HIỆU
Nguyên nhân của bệnh viêm da cơ địa
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu gia đình có người bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn, sẽ có di truyền bệnh viêm da dị ứng, bệnh có thể xuất hiện do ảnh hưởng bởi những nguyên nhân sau:
- Do dị ứng với các yếu tố như xà phòng, chất tẩy, dị ứng thời tiết,…
- Nhiễm trùng cấp tính
- Dị ứng thực phẩm
- Căng thẳng
- Rối loạn nổi tiếng
Dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa
Dấu hiệu bệnh viêm da điển hình là viêm đỏ, tróc vảy, dày sừng, nứt da, chảy dịch, ngứa ran, tùy vào độ tuổi và giai đoạn bệnh sẽ có các biểu hiện khác nhau:
1. Biểu hiện ở trẻ sơ sinh
- Ban đỏ, tróc vảy bên má, miệng, thân mình, trán, cổ, bẹn, nếp da.
- Mụn nước vỡ chảy dịch
- Các vết loét đóng vảy, khô
- Vùng ban đỏ có mụn nước
- Tiêu chảy, viêm tai giữa
- Ngứa gây mất ngủ, quấy khóc
2. Biểu hiện ở trẻ nhỏ
- Da khô nứt gây ngứa ngáy
- Xuất hiện mảng lichen hóa dạng đĩa
- Tổn thương da xuất hiện ở sau đầu gối, trên đầu gối, nếp kẽ,…
3. Biểu hiện ở người trưởng thành
Viêm da cơ địa cấp tính:
- Xuất hiện ban đỏ
- Có mụn nước nhỏ và nông
- Mụn nước vỡ gây chảy dịch, phù nề, vảy tiết
- Bị bội nhiễm, loét, sưng nóng, mụn mủ,…
- Vùng da tổn thương nóng rát, sưng đau
Viêm da cơ địa mạn tính:
- Vùng da tổn thương bị thâm sạm, nứt nẻ, dày sừng
- Ngứa ngáy âm ỉ
CHẨN BỆNH & ĐIỀU TRỊ
Phương pháp chẩn bệnh viêm da cơ địa
Chẩn đoán dựa trên khám lâm sàng, hỏi bệnh tiền sử bệnh của gia đình, một số xét nghiệm cần được thực hiện để xác định độ nặng và biến chứng của bệnh.
Điều trị bệnh viêm da cơ địa
Theo Tây y
- Thuốc bôi ngoài da: thuốc mỡ và kem bôi chống viêm không chứa steroid, chứa polidocanol, salicylic acid, urea, thuốc ức chế calcineurin,…
- Thuốc uống: thuốc có chứa Penicillin, Dicloxacillin, Flucloxacillin, Erythromycin, thuốc Corticosteroid đường uống, thuốc kháng histamin,…
- Chiếu tia cực tím UVA, UVB kết hợp sử dụng thuốc.
Theo Đông y
Các bài thuốc từ Đông y chữa từ căn nguyên, tiêu phong, giải độc, thanh nhiệt đồng thời tăng cường chức năng can thận, tăng đề kháng.
-
- Thang dinh thang: 12g tang bạch bì, đơn tướng quân, phù bình, dây ngân hoa, đẳng sâm, mạch đông, rau má, thương nhĩ tử; 10g mỗi loại liên kiều, đan sâm; 8g mỗi loại hoàng liên, trúc diệp. Mỗi ngày 1 thang.
- Kinh phòng bại độc tán: 12g ngân hoa, bồ công anh, phục linh, 10g khô sâm, 8g bạch tiên bì, chỉ xác, liên kiều, phòng phong, khương hoạt, hoàng cầm, độc hoạt, hoàng liên, xuyên khung, kinh giới, sài hồ, 4g cam thảo, 6g cát cánh,. Mỗi ngày 1 thang.
- Tiêu phong tán: 12g bồ công anh, rau má,sài đất, sinh địa, kim ngân hoa; 10g mỗi loại đương quy, khổ sâm, thương truật, thổ phục linh, kinh giới, 8g thạch cao, tri mẫu, ngưu bàng tử, phòng phong, 6g thuyền thoái và 4g cam thảo. 3 phần uống hết trong ngày.
- Thanh bì dưỡng can thang:
+ Thuốc uống: đơn đỏ, dạ dao đằng, sa sâm, hồng hoa, đan sâm, kim ngân hoa, bạch linh, ké đầu ngựa, phục linh, dao đằng, bồ công anh, làm thành viên cao.
+ Thuốc bôi: sa tử đằng, đơn đỏ, đương quy, kim ngân hoa.
+ Thuốc ngâm rửa ngoài da: đơn đỏ, hoàng liên, mò trắng, khổ sâm, ô liên rô, xuyên tâm liên.
So sánh ưu nhược điểm 2 phương pháp Tây y và Đông y
Ưu điểm | Nhược điểm | |
Đông y | – Điều trị dứt điểm bệnh viêm da cơ địa
– An toàn tuyệt đối với các thành phần thiên nhiên – Phù hợp với mọi bệnh nhân – Chi phí điều trị thấp – Không tác dụng phụ |
– Thời gian điều trị khá lâu
– Không giảm ngứa ngay lập tức |
Tây y | – Giảm ngứa, rát da ngay lập tức
– Các triệu chứng thuyên giảm nhanh chóng |
– Không điều trị dứt điểm bệnh
– Chi phí khá cao – Tác dụng phụ khá cao |
PHÒNG NGỪA BỆNH VIÊM DA CƠ ĐỊA
- Sử dụng em dưỡng cho da, tránh da bị khô khi gặp thời tiết hanh khô
- Không sử dụng các mỹ phẩm, xà phòng có cồn, chất tẩy mạnh
- Không gãi ngứa trên vùng da bị tổn thương
- Không tắm gội với nước nóng gây khô da, nứt nẻ
- Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí
- Giữ môi trường sống sạch sẽ
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Lời kết
Với những thông tin Website chia sẻ về bệnh viêm da cơ địa, hy vọng sẽ đem lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu thấy có bất kì triệu chứng nghi ngờ nào hãy đến ngay các cơ sở Y tế uy tín để thăm khám và được điều trị kịp thời.Bệnh viêm da cơ địa là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp điều trị