Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Cơ sở vật chất hiện đại Cơ sở vật chất hiện đại
Dịch vụ phòng khám riêng tư Dịch vụ phòng khám riêng tư
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

Bệnh Phong Tê Thấp Là Gì ? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị đúng

THS.BS Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Nguyễn Thùy Ngoan

THS.BS Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Võ Thiên Nhàn

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Phong Tê Thấp là tình trạng gây đau nhức, cứng khớp gây ra sự cản trở khó khăn cho những hoạt động sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân. Phong Tê Thấp là căn bệnh xuất hiện khá phổ biến ở Việt Nam và đặc biệt là đối với người già. Và để tìm hiểu sâu hơn về “bệnh Phong Tê Thấp” hãy cùng CCRD đón xem bài viết sau đây.

Chat với bác sĩgọi cho bác sĩ

Chat FacebookChat qua zalo

TỔNG QUAN

1. Bệnh phong tê thấp là gì?

Phong tê thấp hay còn gọi với một tên khác là phong thấp. Đây là loại bệnh về miễn dịch tự thân mãn tính, là dạng viêm khớp dạng thấp thường gặp phải ở lứa tuổi về già hoặc những người phải thường xuyên lao động nặng nhọc. Bệnh không chỉ gây ra sự đau nhức mà còn tổn thương đến hệ xương khớp, tim mạch, hệ thần kinh,…làm ảnh hưởng trực tiếp đến công việc, sinh hoạt hằng ngày.

Xem thêm

Top 5+ bài thuốc chữa phong tê thấp bằng đông y hiệu quả

Phương pháp chữa viêm khớp dạng thấp bằng đông y và tây y như thế nào ?

6 Bác sĩ chữa viêm khớp dạng thấp giỏi tại TPHCM và Hà Nội

2. Các yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh phong tê thấp 

  • Giới tính: Theo nghiên cứu cho thấy rằng tỷ lệ mắc bệnh ở giới nữ cao hơn giới nam
  • Tuổi tác: Phong tê thấp xảy ra với bất kì đối tượng nào, thế nhưng thường gặp phải là ở độ tuổi trung niên (40-55 tuổi trở lên)
  • Thừa cân, béo phì: Những người mắc phải thừa cân, béo phì có nguy cơ hơn những người có trọng lượng cơ thể bình thường
  • Thường xuyên hút thuốc lá: Trong khói thuốc có chứa nhiều hoạt chất hóa học độc hại nó có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Trong quá trình chữa bệnh nếu như vẫn sử dụng thuốc lá thì tình trạng sẽ ngày càng trở nặng hơn

DẤU HIỆU & NGUYÊN NHÂN

1. Dấu hiệu bệnh phong tê thấp

Bệnh phong tê thấp một khi đã xuất hiện thường sẽ có những biến chứng tật nguyền ngay cả khi người bệnh đã được điều trị. Và dưới đây sẽ là một số dấu hiệu của bệnh phong tê thấp:

  • Xuất hiện hạt dưới da: Có đến khoảng 15-25% những người mắc bệnh phong tê thấp đều có thể sờ thấy dưới da những hạt nhỏ có kích thước từ 0,2 – 0,3cm. Những hạt này xuất hiện ở các vị trí như ở những vùng da ở gót chân, đầu gối và khuỷu tay. Đôi khi còn xuất hiện ở các cơ quan nội tạng như màng tim, não hay phổi.
  • Tê cứng buổi sáng: Vào buổi sáng người bệnh sẽ cảm thấy khó khăn trong việc di chuyển. Vì phong tê thấp thường dẫn đến tình trạng co cứng xương khớp, khó khăn trong quá trình co duỗi. Nặng hơn bệnh nhân có thể không tự điều khiển được sinh hoạt cũng như không thể tự mặc quần áo cho bản thân mình
  • Hội chứng giảm tiết dịch: Người bệnh sẽ có dấu hiệu như khô mắt, khô miệng,…
  • Đau nhức xương khớp: Xuất hiện những cơn đau âm ĩ ngay cả khi không hoạt động. Biểu hiện sưng tấy ở các khớp cổ tay, ngón tay, bàn tay và chân. Đồng thời bệnh có gây biến dạng ngón tay như “cánh hoa bị bẻ cong” hay “cổ ngỗng”.

bệnh phong tê thấp

2. Nguyên nhân bệnh phong tê thấp

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa xác định rõ ràng căn nguyên của bệnh phong tê thấp. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có thể là do các phản ứng miễn dịch tự thân sau đây gây ra:

  • Yếu tố di truyền: Theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ dương tính của gen HLA-DK4 ở những người mắc bệnh phong tê thấp chiếm đến khoảng 40 – 71%. Chuyên gia cũng cho biết hai gen nhạy cảm như PADI4 và PTPN22 cũng có liên quan trong sự khởi phát bệnh
  • Yếu tố truyền nhiễm: Tuy chưa có bằng chứng xác thực nhưng các nhà nghiên cứu nghi ngờ rằng sự xâm nhập của vi khuẩn, vi rút truyền nhiễm vào tổ chức xương khớp chính là nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp
  • Thay đổi hormone: Những phụ nữ trước hoặc sau thời kỳ mãn kinh thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cánh mày râu ở cùng một độ tuổi. Nguyên nhân chính có thể xác định rằng là có sự thay đổi nồng độ hormone sinh dục ở nữ và nam khác nhau.

CHẨN BỆNH & ĐIỀU TRỊ

1. Cách thức chẩn bệnh phong tê thấp

Chẩn đoán phong tê thấp có thể mất rất nhiều thời gian và cần phải thực hiện một số xét nghiệm kết hợp với thăm khám lâm sàng.

Chẩn đoán dựa trên các triệu chứng và tiền sử bệnh lý của gia đình, bệnh nhân đồng thời có thể thực hiện một số kiểm tra thể chất các khớp bao gồm:

  • Kiểm tra sự phản xạ cơ bắp
  • Kiểm tra độ ấm 
  • Kiểm tra sự đàn hồi ở khớp
  • Kiểm tra tình trạng sưng, đỏ và đau khớp

Vì không có một xét nghiệm đơn lẻ nào có thể chẩn đoán chính xác căn nguyên bệnh nên phải kết hợp thêm một số loại kỹ thuật, xét nghiệm như sau:

  • Kiểm tra máu
  • Xét nghiệm để tìm ra yếu tố thấp khớp (RF)
  • Xét nghiệm kháng thể protein chống đông máu
  • Chẩn đoán bằng X-quang, chụp MRI khớp hay siêu âm

2. Điều trị bệnh phong tê thấp như thế nào?

Tây Y

  • Thuốc chống viêm không chứa steroid: Nhóm thuốc có tác dụng mạnh giúp giảm đau và chống viêm, ngăn ngừa bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu đi
  • Thuốc kiểm soát hệ miễn dịch: Có tác dụng ức chế miễn dịch ở bệnh nhân, hạn chế đi được tình trạng viêm và nhiễm trùng. Người bệnh thường sử dụng các loại thuốc như Co-trimoxazole (CTX), Azathioprine (AZA), Methotrexate (MTX),…
  • Sử dụng thuốc Prednisone: Là loại thuốc nội tiết tố có tác dụng làm giảm đau và hỗ trợ trong quá trình điều trị phong tê thấp

Đông Y

  • Từ bài thuốc cần tây: Cần tây có tính bình, thành phần hoạt chất polyacetylene chiếm khá lớn – đây được coi là một hoạt chất có tác dụng kháng viêm, cải thiện tình trạng sưng, tê bì tay chân.

Cách thực hiện: Sử dụng 150gram cần tây khô (gồm cả rễ, thân và lá) cho vào ấm cùng với 3 chén nước. Tiếp đến tiến hành sắc thuốc trên ngọn lửa nhỏ cho đến khi còn khoảng 2 chén thuốc thì tắt bếp. Chắt lọc lấy phần nước và chia đều sử dụng hết trong ngày.

  • Sử dụng lá lốt chữa trị phong tê thấp: Thân lá lốt có chứa khá nhiều thành phần tinh dầu, ancaloit có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau.\

Cách thức thực hiện: Đem lá lốt đi rửa thật sạch rồi cho vào nồi cùng 2 chén nước lọc. Đun sôi cho đến khi lượng nước cô đặc lại còn khoảng 1 chén sau đó chắt lấy nước rồi chia thành phần nhỏ để uống trong ngày 

PHÒNG BỆNH PHONG TÊ THẤP

  • Nghỉ ngơi và xây dựng chế độ ăn hợp lý, khoa học 
  • Bổ sung canxi cần thiết cho cơ thể
  • Từ bỏ sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia
  • Không nên vận động thể dục thể thao quá mạnh hoặc làm việc một cách quá sức
  • Khi có dấu hiệu của phong tê thấp phải đi đến bác sĩ thăm khám để nắm rõ tình hình sức khỏe bản thân

Lời kết

Bài viết trên đây đã truyền tải một số thông tin cần biết về căn bệnh phong tê thấp đến người đọc. Mong rằng những chia sẻ này sẽ hữu ích cho tất cả các bạn đọc quan tâm đến sức khỏe bản thân cũng như những người thân yêu.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899