Người bệnh Parkinson sống được bao lâu? Câu hỏi này có lẽ gây nhiều thắc mắc với những ai đang mắc phải căn bệnh này. Và mặc dù câu trả lời cho câu hỏi này rất đơn giản, nhưng nó vẫn rất quan trọng để tìm hiểu nhằm giúp bạn có thêm thông tin kiến thức để có thể sống khỏe mạnh và lâu dài hơn.
Người bị bệnh Parkinson sống được bao lâu?
Nhiều người lo lắng liệu khi mắc bệnh Parkinson sẽ sống được bao lâu. Câu trả lời là chưa có một số liệu chính xác về tuổi thọ của người bệnh Parkinson. Tuổi thọ của người bệnh Parkinson còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như là loại Parkinson mắc phải, cách sống và môi trường sống, cũng như giai đoạn bệnh và tiền sử bệnh liên quan khác,…
Bạn nên biết rằng bản chất bệnh Parkinson không phải là bệnh gây tử vong, tuổi thọ trung bình của người mắc bệnh tương đương với người không mắc bệnh. Tuy nhiên, các biến chứng và các bệnh kèm theo của bệnh Parkinson dễ trở thành rủi ro nguy hiểm hơn là chính căn bệnh này.
Ví dụ, vì Parkinson ảnh hưởng đến chuyển động, thăng bằng, nguy cơ ngã của bệnh nhân tăng lên khi bệnh tiến triển. Té ngã thường nguy hiểm và là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích, tử vong ở người lớn tuổi.
Ngoài ra, chứng khó nuốt là một biến chứng khác có thể phát triển ở bất kỳ thời điểm nào trong suốt quá trình của bệnh Parkinson và điều này có thể gây ra viêm phổi – nguyên nhân tử vong hàng đầu ở bệnh nhân bị Parkinson.
Những yếu tố gây suy giảm tuổi thọ của người bệnh Parkinson
Tuổi thọ của người mắc bệnh Parkinson có thể khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số các tác động tiêu cực có thể làm suy giảm tuổi thọ của người mắc bệnh Parkinson như là:
- Môi trường sống: Người bệnh Parkinson sẽ có nguy cơ bị ảnh hưởng tuổi thọ cao hơn nếu sống ở những nơi bị ô nhiễm, độc hại như khói, bụi, hóa chất,…
- Tuổi tác: nhóm đối tượng tuổi già từ 60 tuổi trở lên dễ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, gan thận, xương khớp,… sẽ làm gia tăng tình trạng bệnh và tác động đến tuổi
- Giới tính: Theo các nghiên cứu, bệnh Parkinson có nguy cơ gây tử vong cao hơn ở nam giới so với nữ giới.
- Tâm lý: Khi mắc bệnh, người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi, chán nản và stress do các triệu chứng gây ra. Tình trạng tâm lí tiêu cực sẽ dễ khiến bệnh trở nặng hơn, ảnh hưởng đến tuổi thọ.
- Quá trình điều trị bệnh: Bệnh Parkinson nếu được điều trị tốt theo liệu trình sẽ có khả năng cải thiện tuổi thọ của người mắc lên đến 10 năm.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy, tuổi thọ trung bình của người bệnh Parkinson đã được cải thiện và gần như ngang bằng so với người không mắc bệnh.
Nguyên nhân có thể dựa trên chế độ sống lành mạnh mà họ theo đuổi, cũng như việc tuân thủ theo hướng điều trị của bác sĩ để kiểm soát bệnh. Do đó, người bệnh Parkinson hoàn toàn có thể nâng cao tuổi thọ dựa trên cách sống của bản thân.
Những cách giúp nâng cao tuổi thọ cho người bệnh Parkinson
Vì không có phương pháp điều trị dứt điểm cho bệnh Parkinson nên việc điều trị chỉ là kiểm soát triệu chứng. Người bệnh có thể thực hiện một số biện pháp giúp cải thiện và nâng cao sức khỏe, tuổi thọ khi mắc bệnh Parkinson.
Dưới đây là một số mẹo mà bệnh nhân có thể làm:
Dùng thuốc theo đúng liệu trình của bác sĩ
Để kiểm soát được tình trạng bệnh, người bệnh nên uống thuốc và điều trị theo đúng lộ trình của bác sĩ. Việc tuân thủ điều trị sẽ giúp làm chậm tiến trình phát triển của bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp với các bài tập vật lý trị liệu và điều trị tâm lý để có thể có một sức khỏe tốt, kéo dài tuổi thọ.
Thay đổi lối sống khoa học
Cân bằng một thói quen sống lành mạnh sẽ giúp cho người bệnh có một sức khỏe tốt chống lại căn bệnh. Người bệnh nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và các protein tốt để bổ sung năng lượng cho cơ thể, giúp hạn chế các triệu chứng bệnh.
Ngoài ra, người mắc Parkinson nên tập thể dục đều đặn. Các thói quen tập thể dục thường được khuyến nghị để giúp những người mắc bệnh có thể duy trì cử động và cân bằng tốt hơn.
Sống tích cực hơn
Căng thẳng có thể tác động tiêu cực đến triệu chứng của bệnh Parkinson, vì vậy điều quan trọng là phải tập trung quản lý những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày và tìm cách thư giãn, suy nghĩ tích cực hơn. Các kỹ thuật quản lý căng thẳng bao gồm: bài tập thở sâu, tập yoga, đọc sách,…
Bên cạnh đó, người bệnh Parkinson đặc biệt là những bệnh nhân ở giai đoạn cuối rất cần sự quan tâm, động viên, chăm sóc từ gia đình và những người thân xung quanh. Điều này giúp người bệnh có thêm động lực, niềm tin, tăng thêm khả năng tự vận động.
Vậy, bệnh Parkinson sống được bao lâu? Câu trả lời là nó phụ thuộc vào chế độ sinh hoạt, lối sống và việc tuân thủ điều trị bệnh của bạn. Được chẩn đoán mắc bệnh Parkinson thật đáng sợ nhưng nó không phải là bản án tử hình. Có nhiều điều bạn có thể làm để kiểm soát các triệu chứng của bệnh Parkinson để giúp giảm thiểu mọi rủi ro liên quan đến bệnh và sống một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn. Vì vậy, hãy ngừng lo lắng và sống tích cực hơn, bạn nhé.
Refer:
https://parkinsonfoundation.org/blog/is-parkinsons-fatal-can-you-die-from-parkinsons-disease