Bệnh Parkinson (PD) là một bệnh thần kinh tiến triển. Bệnh ảnh hưởng đến người bệnh theo từng cách khác nhau. Không phải ai cũng trải qua tất cả các triệu chứng của Parkinson. Rất khó để xác định chính xác mỗi giai đoạn tiến triển của bệnh đối với từng người. Tuy nhiên, có những dạng tiến triển điển hình của bệnh Parkinson được ghi nhận theo từng giai đoạn mà bạn có thể tham khảo dưới đây.
Bệnh Parkinson đi kèm với hai nhóm triệu chứng chính có thể xảy ra. Một là ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh và dẫn đến các vấn đề về vận động như run và cứng cơ. Còn lại là các triệu chứng không liên quan đến vận động (đau, mất khứu giác và mất trí nhớ…).
Tuy nhiên, bệnh phát triển các triệu chứng với mỗi người khác nhau. Người bệnh có thể gặp một số triệu chứng nhất định theo hệ thống giai đoạn nhưng không phải tất cả chúng đều giống nhau với mỗi người.
Bệnh Parkinson có mấy giai đoạn?
Hệ thống dàn Hoehn và Yah được tạo ra vào năm 1967 bởi Tiến sĩ Hoehn và Tiến sĩ Yahr. 5 giai đoạn này chủ yếu dựa vào các triệu chứng vận động và khả năng tự chăm sóc bản thân của người bệnh.
Giai đoạn 1 – Giai đoạn sớm nhất
Bao gồm các triệu chứng run nhẹ và đi lại khó khăn nhẹ. Nó chỉ ảnh hưởng đến 1 bên của cơ thể. Những người thân cũng có thể nhận thấy ít biểu hiện trên khuôn mặt của người bệnh. Các triệu chứng này không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày.
Thuốc kê đơn có thể là phương pháp điều trị hiệu quả giảm thiểu các triệu chứng ở giai đoạn này.
Giai đoạn 2 – Các triệu chứng dần xấu đi
Ở giai đoạn này, người bệnh thường bị run và khó cử động, ảnh hưởng các triệu chứng đến cả hai bên của cơ thể (mặc dù một bên có thể chỉ bị ảnh hưởng nhẹ). Các hoạt động hàng ngày trở nên khó làm hơn nhưng vẫn có thể hoàn thành một cách độc lập. Đôi khi có thể gặp khó khăn khi nói.
Phần lớn những người mắc bệnh Parkinson giai đoạn 2 vẫn có thể sống một mình, mặc dù họ có thể thấy rằng một số nhiệm vụ mất nhiều thời gian hơn để hoàn thành. Quá trình tiến triển từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2 có thể mất vài tháng, thậm chí nhiều năm. Và không có cách nào để dự đoán sự tiến triển của từng cá nhân.
Giai đoạn 3 – Sự cân bằng và phối hợp bị ảnh hưởng
Bệnh Parkinson ảnh hưởng đáng kể đến các công việc hàng ngày ở giai đoạn này, tuy nhiên người bệnh vẫn có thể hoàn thành chúng. Bệnh nhân dễ bị ngã và cần giúp đỡ trong một số công việc như mặc quần áo và cho ăn. Việc dùng thuốc kết hợp vớ các liệu pháp vận động như vật lí trị liệu có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh.
Giai đoạn 4 – Sinh hoạt trở nên rất khó khăn
Nhiều người không thể sống một mình trong giai đoạn này của bệnh Parkinson vì thời gian vận động và phản ứng giảm đáng kể. Sống một mình ở giai đoạn 4 trở lên có thể khiến nhiều công việc hàng ngày không thể thực hiện được và có thể gây nguy hiểm nếu tự làm chúng. Thời điểm này, dụng cụ hỗ trợ đi bộ với bệnh nhân là rất cần thiết.
Giai đoạn 5 – Giai đoạn nghiêm trọng nhất
Có thể khó đứng lên và ngay cả việc đi lại cũng cần có sự trợ giúp. Người bệnh cần phụ thuộc vào xe lăn hoặc có thể phải nằm trên giường. Ngoài ra, các triệu chứng mới có thể phát triển, chẳng hạn như ảo giác hoặc ảo tưởng.
Theo Hiệp hội Alzheimer, chứng sa sút trí tuệ cũng rất phổ biến, ảnh hưởng đến từ 50 đến 80% những người mắc bệnh Parkinson. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc ở những giai đoạn cuối thường trở nên ít hiệu quả hơn.
Các triệu chứng không vận động của bệnh Parkinson
Bạn có thể gặp những vấn đề về triệu chứng không vận động nhiều năm trước khi có bất kỳ triệu chứng vận động điển hình như run (trước các giai đoạn Hoehn-Yahr). Các triệu chứng này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, tuy nhiên chúng theo một xu hướng chung. Bao gồm:
- Táo bón
- Trầm cảm
- Mất khứu giác
- Huyết áp thấp khi bạn đứng lên
- Đau nhức
- Các vấn đề về giấc ngủ
- Vấn đề về suy nghĩ, lập kế hoạch
- Hay quên
- Khó tập trung
- Chảy nước dãi
Bạn cũng có thể mắc các triệu chứng này sau khi mắc bệnh. Nếu có, các triệu chứng sẽ không nhất thiết phải trải qua theo các giai đoạn giống nhau.
Như vậy, bệnh Parkinson có mấy giai đoạn? Thật khó để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh bằng các thang điểm vì tình trạng bệnh có thể khác nhau đối với mỗi người bệnh.
Hệ thống phân chia giai đoạn bệnh được tạo ra để giúp các chuyên gia và những người sống chung với căn bệnh này có cách nhìn nhận rõ ràng về các triệu chứng. Để biết rõ hơn về tình trạng bệnh của mình và có cách điều trị đúng hướng, bạn nên đến các cơ sở y tế như bệnh viện, phòng khám đông y uy tín để được thăm khám và đưa ra lời khuyên từ các bác sĩ và thầy thuốc nhé.
Refer:
https://www.healthline.com/health/parkinsons/stages#what-you-can-do
https://parkinsonsdisease.net/basics/stages