Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Cơ sở vật chất hiện đại Cơ sở vật chất hiện đại
Dịch vụ phòng khám riêng tư Dịch vụ phòng khám riêng tư
Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn Dẫn đầu kinh nghiệm, chuyên môn
Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị Tiên phong trong ứng dụng công nghệ, máy móc hiện đại trong điều trị

Bệnh khô khớp gối là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

THS.BS Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Nguyễn Thùy Ngoan

THS.BS Võ Thiên Nhàn

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Võ Thiên Nhàn

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

THS.BS Huỳnh Ảnh Kim

Bệnh khô khớp gối là căn bệnh gây ra nhiều khó khăn cho việc vận động, đi lại. Bệnh xuất hiện ngày càng nhiều, đặc biệt ở giới trẻ, vì vậy có rất nhiều câu hỏi được đặt ra liên quan đến vấn đề này.

Để giải đáp mọi thắc mắc, Dongy.org mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

Xem thêm

Châm cứu đau khớp gối có thực sự hiệu quả? Tác dụng và lưu ý

9+ Phương Pháp Điều Trị và Chữa đau khớp gối bằng Đông Y hiệu quả

8 Bác sĩ chữa bệnh đau khớp gối giỏi tại TP.HCM và Hà Nội

8 Địa chỉ chữa thoái hóa khớp gối tốt ở TP.HCM và Hà Nội

10 Địa chỉ chữa tràn dịch khớp gối tại TP.HCM và Hà Nội

TỔNG QUAN

Sau đây là những thông tin chi tiết về bệnh khô khớp gối và những biến chứng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Bệnh khô khớp gối là gì?

bệnh khô khớp gối

Tình trạng khô khớp gối xuất hiện khi khớp tiết ra ít hoặc không tiết ra các chất nhờn, dịch khớp gối. Điều đó gây khó khăn cho các vận động như đi, đứng, co duỗi chân….

Bệnh khô khớp gối thường gặp ở tuổi trung niên, nhất là người từ 60 tuổi trở lên vì xương khớp đã xuất hiện tình trạng suy yếu theo thời gian. Tuy nhiên chứng khô khớp ngày nay đã và đang tăng nhanh ở người trẻ, xuất hiện nhiều ở những người phải ngồi làm việc liên tục, người thường xuyên mang vác nặng, béo phì. 

Ngoài ra, cũng xuất hiện nhiều ở người từng bị tổn thương sụn khớp hoặc thường xuyên sử dụng các chất kích thích, chế độ ăn uống thiếu chất.

Biến chứng bệnh khô khớp gối

Bệnh khô khớp gối nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Nguy cơ dẫn đến teo cơ, biến dạng ở khớp và chân bị cong vẹo.
  • Người bệnh đi lại khó khăn, dễ té ngã, đi tập tễnh như bị dị tật.
  • Có nguy cơ bị liệt (cứng) khớp gối trong một thời gian hoặc vĩnh viễn. 
  • Nguy cơ ảnh hưởng tới dây thần kinh tọa.

NGUYÊN NHÂN & DẤU HIỆU

Bệnh khô khớp gối ảnh hưởng đến cuộc sống và có nguy cơ để lại các biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và dấu hiệu bệnh để phát hiện và điều trị kịp thời.

Nguyên nhân của bệnh khô khớp gối

Theo các bác sĩ, có 3 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng khô khớp gối như sau:

  • Tổn thương sụn khớp (nguyên nhân phổ biến)
  • Tổn thương xương dưới sụn 
  • Giảm tiết dịch khớp

Ở người trẻ, nguyên nhân dẫn đến bệnh khô khớp gối ngày càng tăng xuất phát từ những thói quen thiếu khoa học như:

  • Ngồi, nằm, vận động sai tư thế
  • Tình trạng thừa cân, béo phì
  • Ít vận động, không luyện tập thể dục thường xuyên
  • Ăn uống thiếu chất, dùng nhiều chất kích thích

Dấu hiệu bệnh khô khớp gối

Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh đau khớp gối bao gồm:

  • Khi có vận động ở chân như co, duỗi,… xuất hiện các tiếng kêu lộp cộp, lục cục.
  • Xuất hiện những cơn đau nhẹ cho đến dữ dội khi gối chuyển động bằng các động tác như co, duỗi, gập, xoắn….
  • Cơn đau có thể tự hết nhưng sẽ trở lại và tái đi tái lại liên tục. Mức độ đau tăng dần làm cho vùng khớp bị nóng và sưng lên.

CHẨN BỆNH & ĐIỀU TRỊ

Có nhiều phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh mà người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn cho phù hợp.

Phương pháp chẩn bệnh khô khớp gối

Phương pháp chẩn đoán lâm sàng

Các bác sĩ sẽ hỏi về bệnh sử và yêu cầu người bệnh mô tả các triệu chứng. Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra vị trí tổn thương, mức độ nghiêm trọng và phạm vi ảnh hưởng để đưa ra chẩn đoán về nguyên nhân gây đau.

Người bệnh cũng được thực hiện co duỗi khớp gối, thao tác đứng lên, đi lại và nâng cao chân để bác sĩ đánh giá và đưa ra chẩn đoán chính xác nhất.

Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng

Chẩn đoán cận lâm sàng bao gồm:

  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm hình ảnh (chụp X-quang, CT hay MRI,…)

Từ đó bác sĩ chẩn đoán chính xác bệnh.

Điều trị bệnh khô khớp gối

Điều khô khớp gối như thế nào là mối bận tâm của không ít bệnh nhân khô khớp gối. Sau đây là một vài thông tin về cách điều trị bệnh theo Tây y và Đông y.

Theo Tây y

Người bệnh sẽ được các bác sĩ chỉ định một số loại thuốc giảm đau để cắt tạm thời các cơn đau nhức. Người bệnh cần lưu ý, khi dùng thuốc phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. 

Trường hợp khô khớp gối giai đoạn nặng, các phương pháp điều trị đã sử dụng đều không đem lại kết quả tốt. Các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh phẫu thuật để thay khớp gối.

Theo Đông y

Điều trị bệnh khô khớp gối theo Đông y, người bệnh sẽ được thực hiện các bài vật lý trị liệu kết hợp với dùng những thang thuốc phù hợp với thể trạng để điều trị bệnh tận gốc. 

Bên cạnh đó, có thể châm cứu và massage để thúc đẩy quá trình hồi phục bệnh nhanh hơn.

So sánh ưu nhược điểm 2 phương pháp Tây y và Đông y

Tây y Đông y
Ưu điểm
  • Thuốc dễ sử dụng
  • Thời gian điều trị bệnh nhanh 
  • Điều trị bệnh tận gốc
  • Ít gây tác dụng phụ
  • Hiệu quả điều trị lâu dài
  • Thuốc có nguồn gốc thiên nhiên, an toàn khi sử dụng
Nhược điểm
  • Thuốc sử dụng lâu có thế gây ra tác dụng phụ không mong muốn 
  • Sau một thời gian bệnh có thể tái lại
  • Thuốc có mùi khó dùng nếu chưa quen
  • Thời gian điều trị khá lâu

PHÒNG NGỪA BỆNH KHÔ KHỚP GỐI

Có một số cách phòng ngừa bệnh khô khớp gối như sau:

  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đặc biệt là canxi, vitamin C, D, protein,… tránh dùng các chất kích thích và thuốc lá.
  • Thường xuyên vận động thể dục, thể thao tăng cường sự dẻo dai và bền bỉ của cơ thể
  • Uống đủ nước mỗi ngày
  • Kiểm soát cân nặng, tránh để tình trạng béo phì
  • Đi đứng, ngồi, vận động… đúng tư thế
  • Thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Lời kết

Bệnh khô khớp gối có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, vì vậy hãy luôn cảnh giác bằng cách đi thăm khám thường xuyên tại các cơ sở y tế uy tín.

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899