Có nhiều tác nhân khiến bệnh chàm trở nên trầm trọng và lâu hết, trong đó bao gồm cả thực phẩm mà bạn ăn. Vậy, người mắc bệnh chàm nên ăn gì và kiêng ăn gì để nhanh khỏi? Dưới đây là những gợi ý về các loại thực phẩm nên và không nên dùng cho người đang bị chàm để cải thiện tình trạng bệnh mà bạn có thể tham khảo.
Xem thêm: BỆNH CHÀM LÀ GÌ? – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Bệnh chàm nên ăn gì để mau khỏi bệnh?
Đối với một số người, bệnh chàm bùng phát có thể đến từ nguyên nhân do các chất gây dị ứng (chất gây ra phản ứng miễn dịch) trong một số loại thực phẩm.
Một số nghiên cứu cho thấy có nhiều nhóm thực phẩm có khả năng làm giảm bệnh chàm hơn những nhóm khác.
Uống nhiều nước hơn
Nước đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cơ thể con người, đặc biệt là đối với người bị chàm. Bởi nước không những giúp cho quá trình trao đổi chất được diễn ra bình thường, nước còn làm tăng độ ẩm cho da. Do đó khi uống nhiều nước sẽ giúp da được mịn màng hơn, khắc phục được tình trạng khô da, ngứa da, viêm da do chàm.
Ăn nhiều trái cây và rau quả
Trong rau xanh có chứa hàm lượng vitamin và chất xơ cao, có tác dụng thanh lọc, giải độc, cơ thể, đem lại nhiều lợi ích tích cực điều trị bệnh chàm. Một số loại rau xanh mà người bệnh chàm nên ăn bao gồm:
- Bắp cải: Giúp lợi tiểu, làm sạch được ruột từ đó hỗ trợ giải độc gan, làm đẹp da.
- Măng tây: Tác dụng chống viêm, tăng hiệu quả thải độc, đồng thời ngăn ngừa quá trình lão hóa.
- Rau xà lách: Giúp lợi tiểu, tăng khả năng lọc máu, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể.
- Súp lơ xanh: Giúp chuyển hóa các chất độc trong cơ thể và tăng hiệu quả đào thải chúng ra ngoài.
Uống dầu cá hoặc bổ sung axit béo omega-3
Omega-3 là một loại chất béo lành mạnh mà cơ thể bạn rất cần nhưng không tự sản xuất. Chất dinh dưỡng này rất giàu đặc tính chống viêm và bạn có thể tìm thấy nó ở một số nguồn, cụ thể là:
- Cá: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá trích và cá mòi
- Các loại hạt: hạt lanh, hạt chia và quả óc chó
- Dầu thực vật: dầu hạt lanh, dầu đậu nành và dầu hạt cải
- Bổ sung dầu cá: dầu cá, dầu nhuyễn thể và dầu gan cá
- Thực phẩm bổ sung cho người ăn chay: dầu tảo, được làm từ tảo
Bổ sung vitamin D, vitamin E
Vitamin D
Vitamin D được gọi là “vitamin ánh nắng”. Đó là do cơ thể bạn sản sinh ra nó một cách tự nhiên khi bạn ở dưới ánh nắng mặt trời. Cơ thể bạn cần nó để hấp thụ canxi, cần thiết để bảo vệ da và xương của bạn.
Cung cấp đủ vitamin D cũng cần thiết để giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn mạnh mẽ.
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bổ sung vitamin D3 (cholecalciferol) có thể cải thiện các triệu chứng bệnh chàm bằng cách tăng cường chức năng miễn dịch và giảm viêm
Vitamin E
Vitamin E là một chất chống oxy hóa mạnh, có nghĩa là nó bảo vệ các tế bào của bạn khỏi các chất độc và có thể giúp giảm viêm trong cơ thể bạn. Uống bổ sung vitamin E cũng có thể giữ cho hệ thống miễn dịch của bạn không phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng thực phẩm.
Khi bạn ăn phải chất gây dị ứng thực phẩm, cơ thể bạn sản xuất ra kháng thể immunoglobulin E (lgE) để chống lại “kẻ xâm lược”. Phản ứng miễn dịch này dẫn đến tình trạng viêm và được cho là có vai trò gây ra các đợt bùng phát bệnh chàm.
Các nghiên cứu cho thấy rằng vitamin E làm giảm mức độ kháng thể immunoglobulin E (lgE) ở những người bị bệnh chàm, điều này có thể giúp giảm các đợt bùng phát bệnh chàm và giúp giảm bớt.
Vitamin C
Có khả năng chống oxy hóa, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ làn da. Đồng thời, có thể làm giảm được các triệu chứng bệnh bệnh chàm.
Bổ sung probiotic
Sức mạnh của hệ thống miễn dịch của bạn phần lớn phụ thuộc vào sức khỏe của đường ruột của bạn. Trên thực tế, 70% đến 80% tế bào tạo nên hệ thống miễn dịch của bạn nằm trong niêm mạc của đường tiêu hóa.
Do đó, bằng cách cải thiện sức khỏe đường ruột , bạn có thể cung cấp cho hệ thống miễn dịch của mình sự tăng cường cần thiết để chống lại chứng viêm do các chất gây dị ứng thực phẩm gây ra. Một cách để giữ cân bằng vi khuẩn tốt cho đường ruột của bạn là bổ sung probiotic hoặc tiêu thụ thực phẩm và đồ uống chứa probiotic. Probiotics là vi khuẩn sống và nấm men giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa khỏe mạnh.
Một số thực phẩm chứa Probiotics như là:
- Sữa chua
- Dưa cải bắp
- Kim chi
- Súp miso
- Kombucha.
Bệnh chàm nên kiêng ăn gì để tránh bùng phát?
Khi một người bị bệnh chàm ăn phải thứ gì đó mà họ bị dị ứng, nó sẽ tạo ra phản ứng miễn dịch gây viêm. Phản ứng này có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm đợt bùng phát bệnh chàm.
Sản phẩm từ sữa
Trong sữa chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Thế nhưng hàm lượng đạm cao có trong sữa chính là nguy cơ gây bệnh. Bởi hàm lượng đạm dồi dào này sẽ có khả năng kích hoạt các phản ứng gây dị ứng, viêm và ngứa rất cao.
Người bệnh chàm nên hạn chế sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai,… người bị bệnh chàm nên kiêng.
Các loại thực phẩm nhiều đạm
Cũng như sữa, các loại thực phẩm giàu đạm như hải sản (tôm, ghẹ, cua,…), thịt đỏ (bò, lợn, dê,..), trứng là các nhóm thực phẩm mà người bị bệnh chàm nên chú ý kiêng ăn. Bởi mặc mặc dù chúng bổ sung hàm lượng dinh dưỡng cao cho cơ thể, tuy nhiên loại protein có trong những thực phẩm này dễ khiến cho hệ miễn dịch con người “hiểu nhầm” là tác nhân gây bệnh. Từ đó kích thích cơ thể sản sinh ra các gốc histamin – hoạt chất trung gian gây hiện tượng nổi mẩn đỏ, ngứa trên da.
Do đó, để hạn chế tối đa nguy cơ bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm, bạn nên tránh ăn những thực phẩm này.
Thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường
Môi trường ngọt là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi đường và tinh bột (lúa mì, bột mì tinh luyện) được nạp vào cơ thể, vi khuẩn sẽ có chất dinh dưỡng và phát triển mạnh hơn. Từ đó tình trạng bệnh có thể tồi tệ, khó điều trị hơn.
Tuy nhiên, không phải tất cả các loại đường đều như nhau. Các loại đường đơn trong nước ngọt và kẹo, khác với đường tự nhiên có trong trái cây và rau quả. Người bệnh nên hạn chế thêm đường đơn vào khẩu phần ăn của mình để tránh làm bệnh tiến triển.
Thực phẩm cay nóng
Các thức ăn cay nóng là nguyên nhân tiềm ẩn khiến bệnh chàm dễ bị bùng phát. Chúng có thể gây kích ứng da và làm vùng da bị nhiễm trùng, viêm và mưng mủ.
Hơn nữa, đồ ăn cay nóng còn khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng, dễ gây đau dạ dày và nóng trong người, nổi mụn, nhọt,…
Do đó, người bệnh chàm nói riêng và mọi người nói chung nên hạn chế dùng các loại thực phẩm này.
Kiêng các loại chất béo xấu
Ngoài các chất béo có lợi cho cơ thể như Omega-3, các chất béo có hại cho cơ thể như mỡ động vật, nội tạng động vật, đồ chiên xào, đồ ăn nhanh,… có thể làm tăng nguy cơ khiến bệnh chàm trầm trọng hơn. Các loại này sau khi vào cơ thể, sẽ tích dần vào các cơ quan nội tạng bên trong. Hậu quả là gây rối loạn chức năng tạng trong cơ thể.
Những bệnh này đều là bệnh lý nền, nguyên nhân cơ địa gây bệnh chàm. Nếu không kiểm soát tốt có thể làm diễn biến bệnh xấu hơn, điều trị càng khó.
Ngoài ra, chất béo có ảnh hưởng đến tuyến bã nhờn dưới da. Chúng làm rối loạn tuyến bã nhờn, tích tụ độc tố dưới da, dẫn đến bùng phát bệnh, rất dễ tái phát. Bệnh bùng phát càng nhanh và nặng thì mức độ kiểm soát bệnh càng khó khăn.
Kiêng rượu, bia và chất kích thích
Rượu, bia và các chất kích thích như cà phê, thuốc lá,… làm tăng nguy cơ bệnh lý của cơ thể và tác động gián tiếp lên bệnh chàm, làm nặng tình trạng bệnh. Đây là những thực phẩm có tác hại rất lớn đến chức năng gan.
Khi gan bị tổn thương, quá trình giải độc này bị rối loạn, làm tăng nồng độ độc tố trong máu, gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Nếu cơ thể bị tích tụ nhiều độc tố, đặc biệt là độc tố dưới da sẽ dễ tác động trực tiếp đến vị trí tổn thương, gây nên bệnh eczema.
Ngoài ra, rượu và bia còn là những chất kích thích có tác dụng làm tê liệt đầu dây thần kinh, hạn chế tiếp nhận cảm giác, vì vậy tạo nên giảm cảm giác ngứa và đau. Chính tác dụng này của chúng mà tăng việc sử dụng, tăng nguy cơ bệnh lý và triệu chứng bệnh chàm nặng thêm.
Lưu ý khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh chàm
Thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh chàm. Tuy nhiên, người bệnh cũng không nên hạn chế quá mức các nhóm thực phẩm dinh dưỡng bởi có thể gây thiếu hụt vitamin và thiếu sức khỏe để điều trị bệnh.
Lưu ý: Những người bị dị ứng thực sự với một số loại thực phẩm nên tránh những loại thực phẩm đó. Tốt nhất bạn nên nghe lời khuyên và tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ điều trị về nhu cầu cụ thể của mình trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ ăn hạn chế thực phẩm nào.
Đặc biệt chú ý:
- Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn để được tư vấn và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp giúp giảm thiểu nguy cơ phát triển bệnh chàm ở trẻ sơ sinh.
- Khi mắc bệnh chàm, các chức năng và hệ thống miễn dịch trong cơ thể bị suy yếu, làm cho cơ thể bị thiếu dưỡng chất. Do đó, bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết giúp nâng cao sức đề kháng để cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn.
Mong rằng các kiến thức mà chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn có thêm thông tin và hiểu biết khi một người bị bệnh chàm nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi. Chúc bạn có nhiều sức khỏe và mau chóng khỏi bệnh nhé.
Refer:
https://www.healthline.com/health/skin-disorders/eczema-diet