Bệnh chàm khô là một trong những thể chàm thường gặp nhất của bệnh chàm (Eczeman). Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên phổ biến nhất là ở kẽ tay, ngón tay, lòng bàn tay, mu bàn chân… Tuy không phải là bệnh nguy hiểm nhưng bệnh thường gây mất thẩm mỹ, khó chịu trong sinh hoạt cho người bệnh.
Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh chàm khô để biết cách điều trị hợp lí bạn nhé!
Xem thêm:
BỆNH CHÀM LÀ GÌ? – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG VÀ CÁCH CHỮA TRỊ
Bệnh chàm khô là gì?
Theo y học, bệnh chàm khô khởi phát do hai yếu tố căn bản: cơ địa và dị ứng nguyên. Có hai thể chàm chính là chàm ướt và chàm khô. Những người mắc bệnh chàm khô da thường bị nứt nẻ, dễ bị nặng lên khi trời trở lạnh, hoặc khi tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, xà phòng,…
Bệnh thường gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của bệnh nhân, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và luôn cảm thấy ngứa, tác động trực tiếp đến cuộc sống và công việc hàng ngày của họ. Nếu không được điều kịp thời, bệnh còn có nguy cơ gây viêm nhiễm lở loét trên cơ thể khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn.
Triệu chứng thường gặp của bệnh chàm khô
Bệnh chàm khô có thể bị ở bất kì độ tuổi nào bao gồm cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh thường khó phân biệt với những triệu chứng nứt nẻ, khô da thông thường, làm cho người bệnh dễ chủ quan và không điều trị kịp thời.
Dưới đây là một số dấu hiệu chính của người khi mắc bệnh chàm khô hay gặp:
Ngứa: Khi mắc bệnh chàm khô, da bệnh nhân sẽ ửng đỏ hoặc có màu nâu sẫm, xám tro và luôn cảm thấy ngứa ngáy khiến họ luôn muốn gãi, nhưng càng gãi lại càng ngứa và tróc các vết vảy chàm, dẫn đến tình trạng viêm.
Tấy đỏ: Vùng da bị chàm khô sẽ sưng phù, thô ráp, đỏ ửng và xuất hiện những hạt nhỏ li ti màu trắng như bã nhờn.
Nổi mụn nước: Nền da tấy đỏ, chứa mụn có dịch trong, nông, dày đặc… Các nốt mụn do gãi hoặc chà sát sẽ bị vỡ, tạo thành từng mảng da dày và chuyển màu vàng, dễ làm bội nhiễm, viêm loét khó chịu.
Bộ nhiễm trên da: Da bị viêm không thể phục hồi nhanh, mụn nước có thể tiếp tục nổi lên ở quanh đó khiến nguy cơ bội nhiễm cao, gây khó khăn cho việc điều trị.
Da khô nhẵn, bong tróc: Dịch sau khi chảy ra đọng lại trên da thành các lớp vảy khô (biểu bì chết) tạo thành lớp da nhẵn bóng trông như vỏ hành, dễ bị bong tróc, tạo cảm giác da mỏng, dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, có thể nhận biết bệnh chàm khô là sau khi lành, vùng bị chàm có thể trông sáng hơn hoặc sẫm màu hơn so với vùng da còn lại.
Nguyên nhân bệnh chàm khô
Theo nhiều nghiên cứu, cho đến nay nguyên nhân gây bệnh chàm khô vẫn chưa được kết luận chính xác. Tuy nhiên dưới đây là một số nguyên nhân chính gây nên bệnh chàm khô:.
Dị ứng với các dị nguyên môi trường
Bệnh lý này có thể liên quan đến một số yếu tố dị ứng như:
►Thời tiết: Khi nhiệt độ và độ ẩm thay đổi chính là tác nhân khiến da bị ảnh hưởng. Bệnh chàm khô thường bùng phát trong thời tiết hanh khô, lạnh, độ ẩm thấp.
►Thực phẩm: Các loại thực phẩm nhiều đạm như cá, trứng, hải sản, sữa… có thể gây kích ứng và khiến triệu chứng bệnh nặng nề thêm.
►Hóa mỹ phẩm: Các loại xà phòng có chất tẩy cao, các loại mỹ phẩm không rõ nguồn gốc… có thể gây kích ứng trên da khi tiếp xúc.
Rối loạn trao đổi chất
Rối loạn trao đổi chất là nguyên nhân khiến các lớp biểu bì trên da bị ảnh hưởng, làm cho da trở nên khô và rối loạn hàng rào bảo vệ tạo lipid. Do đó, việc này sẽ khiến da dễ bị tổn thương, làm bệnh chàm bùng phát.
Di truyền
Di truyền là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn của nhiều bệnh lý, đặc biệt có bệnh chàm khô. Những người có yếu tố di truyền thiếu hụt hoạt chất filaggrin có tác dụng dưỡng ẩm tự nhiên cho da dễ gây bệnh. Tỉ lệ di truyền của bệnh này lên đến 50% đối với thế hệ F1 (đời con)
Do cơ địa
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự khởi phát của bệnh. Những người bị rối loạn tiết bã nhờn hay có làn da khô, nhạy cảm sẽ rất dễ mắc bệnh.
Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng có thể sẽ thúc đẩy quá trình phát bệnh cũng như khiến bệnh diễn tiến xấu.
Vi khuẩn xâm nhập
Có nhiều nguyên khiến bệnh chàm khô tái phát từ môi trường bên ngoài khi bị vi khuẩn xâm nhập do:
- Chăm sóc vùng da bị bệnh không đúng cách (không vệ sinh sạch sẽ)
- Để vùng da bị chàm tiếp xúc với môi trường khói bụi, ô nhiễm
- Làm việc quá sức, mệt mỏi, thiếu ngủ khiến sức đề kháng giảm
- Tác động của các bệnh lý khác: viêm da tiết bã, viêm da dị ứng…
Một số mẹo để ngừa bệnh chàm khô tiến triển
Nếu tình trạng bệnh ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể tham khảo một số mẹo sau giúp giảm triệu chứng rất hiệu quả:
Dầu dừa: Sử dụng một lượng dầu dừa vừa đủ thoa đều một lớp mỏng lên vùng da bị chàm (vệ sinh sạch vùng da trước). Để khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước. Nên thực hiện 2 lần/ tuần để thấy được hiệu quả.
Khoai tây: Rửa sạch rồi xay mịn khoai tây. Sau đó đắp lên vùng da bị bệnh (nhớ vệ sinh sạch trước khi thực hiện). Nên làm buổi tối trước lúc ngủ và để qua đêm. Sáng dậy rửa sạch vùng da lại với nước.
Lá trầu không: Lá trầu không có chứa chất kháng sinh thực vật rất tốt, làm giảm viêm, ngứa hiệu quả. Bạn rửa sạch lá trầu không với nước muối loãng, sau đó xay nhuyễn rồi đắp lên vùng da cần điều trị 1-2 lần/ngày.
Lá nha đam: Lô hội dưỡng ẩm và làm mềm da, chữa lành các tổn thương và rất tốt để giảm đau rát da. Cách làm là dùng nha đam tươi, rửa sạch rồi cắt bỏ ruột. Làm sạch vùng da cần điều trị và đắp từng miếng nha đam lên, để trong 30 phút rồi rửa sạch với nước. Nếu vết chàm của bạn thường đỏ, bạn có thể sử dụng phương pháp này nhiều lần để làm dịu da.
Trên đây là một số thông tin cần thiết về bệnh chàm khô cũng như triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh và gợi ý một số mẹo giúp chữa triệu chứng bệnh. Người bệnh nên đến thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để chữa bệnh càng sớm càng tốt, tránh để bệnh bùng phát nhiều lần sẽ khó điều trị. Chúc bạn mau chóng hết bệnh và khỏe mạnh nhé.