Trang chủ

Giới thiệu

Chuyên khoa

Liên hệ

Xương khớp

Đau nhức

Dạ dày

Tai mũi họng

Da liễu

Thần kinh

Gan thận

Sinh lý

  • 0286 286 0111
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN
Y HỌC CỔ TRUYỀN SÀI GÒN

4 bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật đến từ các chuyên gia

BS. Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 1: BS.Nguyễn Thùy Ngoan

BS. Nguyễn Thanh Hậu

Tư vấn chuyên môn - Tham vấn y khoa

Cơ sở 2: BS.Nguyễn Thanh Hậu

Một số bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật có thể giúp người bệnh giải tỏa được căng thẳng, mệt mỏi. Đồng thời, nó còn thúc đẩy lưu thông máu, giúp cơ thể trở nên khỏe mạnh và đẩy lùi được bệnh tật. Chính vì thế, nếu bạn đang không biết làm như thế nào để loại bỏ được căn bệnh này thì đừng bỏ qua 4 bài tập dưới đây nhé!

Xem thêm:

BÁC SĨ CHỮA LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 Ở TP.HCM

MÉO MIỆNG CÓ TỰ KHỎI KHÔNG? BỆNH LÝ QUAN TRỌNG KHÔNG THỂ COI THƯỜNG

LIỆT DÂY THẦN KINH SỐ 7 CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? CÁCH CHỮA HIỆU QUẢ

Tìm hiểu về chứng rối loạn thần kinh thực vật 

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Gọi là hệ thần kinh thực vật vì nó hoạt động một cách tự chủ, nằm ngoài sự kiểm soát của con người. Do đó, nó được ví như hoạt động thần kinh ở thực vật, bao gồm các hoạt động của các cơ quan tiêu hóa, tuần hoàn,  hô hấp và bài tiết.

roi loan than kinh thuc vat la gi
Rối loạn thần kinh thực vật nằm ngoài kiểm soát của con người

Hệ thần kinh thực vật được chia thành hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh phó giao cảm. Hai hệ thần kinh này đối nghịch nhau (ví dụ: hệ thần kinh giao cảm tác động lên tim gây nhịp tim nhanh làm tăng huyết áp, ngược lại hệ thần kinh phó giao cảm làm tim đập chậm gây tụt huyết áp), nhưng các mặt tương phản này bổ sung cho nhau và phối hợp với nhau một cách hài hòa tạo nên hoạt động bình thường của cơ thể.

Nguyên nhân

Để thực hiện các bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật thì người bệnh cần phải biết được nguyên nhân đến từ đâu. Nguyên nhân gây chứng bệnh này rất đang dạng, bao gồm: 

  • Bệnh lý tự miễn: Lupus ban đỏ, hội chứng Sjogren. 
  • Sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc lá, chất tác động tâm thần như thuốc phiện,… 
  • Tác dụng phụ của các loại thuốc như thuốc điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm,… 
  • Mắc bệnh đái tháo đường.
  • Mắc các bệnh truyền nhiễm do virus và vi khuẩn.
  • Bệnh lý liên quan đến rối loạn di truyền.
  • Các rối loạn về tâm lý như: Căng thẳng kéo dài, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm,… 
  • Tổn thương hạch thần kinh do phẫu thuật ở vùng cổ hoặc xạ trị. 

Dấu hiệu nhận biết

Thông thường, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán tình trạng rối loạn thần kinh thực vật dựa trên những biểu hiện và triệu chứng tiêu biểu của bệnh. Do đó, khi mắc chứng rối loạn thần kinh thực vật, người bệnh thường sẽ gặp những biểu hiện sau đây: 

trieu chung roi loan than kinh thuc vat
Rối loạn thần kinh thực vật biểu hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau
  • Tim mạch: Nhịp tim đập nhanh, trống ngực, hồi hộp, nhịp tim thay đổi thất thường,… biểu hiện này có thể nhầm lẫn với rối loạn thần kinh tim. 
  • Tiêu hóa: Khô miệng, rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, tiêu chảy hoặc táo bón,.. biểu hiện này có thể nhầm lẫn với rối loạn dạ dày – thực quản, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng. 
  • Hô hấp: Co thắt cơ trơn phế quản gây khó thở, nặng ngực, căng thẳng thì triệu chứng bệnh sẽ tăng,… biểu hiện có thể nhầm lẫn sang bệnh hen.  
  • Tiết niệu: Bí tiểu, tiểu tiện không thể kiểm soát, tiểu nhiều lần và hay tiểu về đêm,… có thể chẩn đoán nhiễm khuẩn tiết niệu, hội chứng bàng quang kích thích. 
  • Hệ sinh dục: Gây rối loạn chức năng cương dương, xuất tinh sớm ở nam giới. Với nữ giới gây khô âm đạo, rối loạn kinh nguyệt, có thể nhầm lẫn với bệnh do thiếu hụt nội tiết tố gây ra. 
  • Lông, tóc, móng: Bệnh sẽ gây ra rụng tóc, hư móng, co giãn mạch ngoài da, da khô,…
  • Chức năng bài tiết: Rối loạn tiết mồ hôi, giảm hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể, thân nhiệt nóng lạnh bất thường. 

4 bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả

Thay vì điều trị Tây Y và sử dụng đến phương pháp phẫu thuật thì nhiều người đã tìm lại sự cân bằng của hệ thần kinh thực vật. 

Dưới đây là 4 bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật có tác dụng tăng ngưỡng phản xạ và có thể giảm triệu chứng một cách rõ nét. 

Bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật – Thiền

Phương pháp này tưởng chừng rất đơn giản, bạn chỉ cần ngồi, tập trung tư tưởng và điều chỉnh nhịp thở nhưng đó lại có hiệu quả rất tốt đối với người bệnh. Theo nghiên cứu, ngồi thiền thường xuyên giúp bảo vệ não bộ, điều chỉnh lại hệ thần kinh thực vật bị mất cân bằng. Từ đó, cải thiện tốt tình trạng rối loạn thần kinh thực vật cho căng thẳng gây ra. 

bai tap thien chua roi loan than kinh thuc vat
Bài tập thiền chữa rối loạn thần kinh thực vật

Để tập thiền được hiệu quả, bạn nên:

  • Thực hiện ở trong một không gian yên tĩnh, thoáng mát để không bị làm phiền. 
  • Tập buổi sáng sớm và tối là lý tưởng nhất. 
  • Thời gian một lần thiền khoảng 15 phút hoặc càng lâu càng tốt. 

Cải thiện chứng rối loạn thần kinh thực vật bằng Yoga

Yoga là một môn tập luyện rất tốt cho sức khỏe. Có nhiều cách tập yoga khác nhau, vì vậy bạn có thể nhờ chuyên gia lựa chọn cách tập yoga phù hợp để cải thiện tình trạng rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Thời gian tập yoga lý tưởng nhất là khoảng 1 giờ mỗi ngày, giúp cân bằng hệ thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Từ đó khắc phục tình trạng hệ thần kinh bị rối loạn, dẫn đến đời sống tinh thần thoải mái và thú vị hơn.

Bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật – Hít thở điều hòa cảm xúc 

Một trong những bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật đơn giản nhưng rất hiệu quả là thở. Với bài tập này, bạn có thể thực hiện ở bất cứ đâu nếu muốn cải thiện nhanh nhất có thể.

Các bài tập thở đúng cách và đều đặn sẽ giúp não tiết ra nhiều serotonin, nhằm thúc đẩy sự tập trung và cải thiện tâm trạng theo hướng tích cực. Nhờ đó, người bệnh sẽ cảm thấy khỏe mạnh và vui vẻ hơn, góp phần tốt trong việc hỗ trợ điều trị rối loạn thần kinh tim.

bai tap hit tho
Bài tập hít thở điều hòa cảm xúc chữa rối loạn thần kinh thực vật

Với bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật này, chúng ta sẽ thực hiện theo các bước đơn giản sau đây:

  • Bước 1: Sử dụng mũi để hít vào một cách từ từ và nhẹ nhàng. Cùng với quá trình hít vào, bạn hãy phình bụng ra từ từ và phình căng nhất có thể.
  • Bước 2: Hãy thực hiện việc nín thở và giữ hơi. Nếu làm được càng lâu động tác này thì càng tốt.
  • Bước 3: Từ từ và nhẹ nhàng thở ra bằng mũi. Kết hợp với đó là động tác hóp bụng vào hết cỡ. Khả năng bóp bụng kéo dài càng lâu càng tốt.

Tham gia các bộ môn thể thao 

Tham gia các bộ môn thể thao cũng là giải pháp cải thiện sức khỏe, hỗ trợ lưu thông máu, tăng sức đề kháng, loại bỏ stress hay căng thẳng. Đặc biệt là góp phần điều trị rối loạn thần kinh thực vật hiệu quả. 

Một số bộ môn thể thao mà bạn cần nên tập luyện thường xuyên như chạy bộ, đạp xe, bóng đá, bơi lội, bóng rổ, cầu lông,… 

Hy vọng những chia sẻ vừa rồi có thể giúp bạn đọc nắm rõ được 4 bài tập chữa rối loạn thần kinh thực vật. Chăm chỉ luyện tập sẽ sớm cải thiện và cân bằng hệ thần kinh, giúp lấy lại đời sống tinh thần, nâng cao sức khỏe. 

Nguồn:

https://www.webmd.com/brain/best-exercises-bells-palsy

https://www.facialparalysisinstitute.com/physical-therapy/exercises-for-bells-palsy/

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết cùng chủ đề

Tổng đài tư vấn

Hotline chăm sóc sức khỏe 0286 286 0111

Hotline góp ý chất lượng 085 846 7899

to top

Chỉ 2 phút để đặt lịch khám với bác sĩ uy tín! Đặt lịch ngay!

1 Bác Sỉ Nguyễn Thùy Ngoan

Tư vấn

Thời gian làm việc: Thứ 2 đến Chủ nhật & cả ngày lễ
Điện thoại tư vấn: 0286 286 0111 - Góp ý chất lượng dịch vụ: 085 846 7899